2015 - năm tang thương của báo chí thế giới

Linh Chi 16/12/2015 00:53

Năm 2015 được xem là một năm kinh hoàng của ngành truyền thông thế giới, khi có tới 55 nhà báo, phóng viên bị thiệt mạng dù xét về con số thì vẫn ít hơn năm ngoái 6 người và ít hơn năm 2013 là 17 người.

2015 - năm tang thương của báo chí thế giới

Các họa sỹ biếm bị thiệt mạng trong cuộc thảm sát ở
tòa soạn tạp chí Charlies Hebdo hồi đầu năm. (Nguồn: AP).

Tuy nhiên, điều này là một chứng cứ rõ ràng cho thấy giới báo chí đang phải làm việc trong một môi trường ngày càng trở nên nguy hiểm hơn. Theo ước tính, thế giới có khoảng 597 người bị thiệt mạng trong suốt một thập kỷ qua do các hoạt động báo chí của họ. Con số trên được đưa ra bởi Ủy ban Bảo vệ Nhà báo - một cơ quan theo dõi tự do báo chí có trụ sở tại thành phố New York (Mỹ) - trong đó gồm các trường hợp bị sát hại do tính chất công việc báo chí của nạn nhân.

Nếu nhìn vào con số này, người ta dễ dàng nhận thấy một thực tế đáng lo ngại: Tỷ lệ các nhà báo bị sát hại trong năm 2015 là rất cao. Trong số 55 nhà báo thiệt mạng trong năm nay, có đến 40 người bị sát hại. Tỷ lệ này cao hơn hẳn con số bị sát hại các năm trước đó gồm 27 người năm 2014, 32 người năm 2013 và 35 người năm 2012. Tỷ lệ bị sát hại gia tăng còn cho thấy những người hoạt động trong ngành truyền thông thế giới ngày càng bị đe dọa đến tính mạng.

Trong số 15 nhà báo bị sát hại trong năm nay, thì có đến 14 người bị chết do đạn lạc trong các cuộc đọ súng - 9 người trong số này bị chết trong cuộc xung đột ở Syria - và 1 người còn lại bị thiệt mạng trong lúc đang đưa tin ở Yemen.

Tính đến nay thì sự việc nghiêm trọng nhất liên quan đến truyền thông của năm 2015 vẫn là vụ thảm sát 8 họa sỹ tranh biếm họa ở tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo, thủ đô Paris của nước Pháp hồi tháng 1. Vụ việc đã được truyền thông quốc tế liên tục đưa lên trang nhất của mình, không chỉ vì mức độ đẫm máu, mà còn vì họ đang phải đối mặt với một thế lực chống lại tự do ngôn luận. Trong khi đó, vụ sát hại 5 nhà báo ở 3 quốc gia riêng rẽ - gồm Brazil, Nam Sudan và Bangladesh - cùng 4 nhà báo khác ở Mexico lại ít được quan tâm hơn.

Washiqur Rahman Babu - một nhà báo tự do, tác giả của một trang tin trực tuyến phê phán “chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, mê tín” - đã bị 3 người đàn ông mang dao chặt thịt chém đến chết hồi tháng 3 vừa qua. Những kẻ thủ ác sau đó khai với cảnh sát rằng, dù không biết gì về các bài viết trên trang tin của nạn nhân, nhưng chúng được chỉ thị phải sát hại ông. Babu nằm trong số 5 nhà báo bị sát hại ở Bangladesh trong năm nay vì lên án chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Tất cả đều bị đâm hoặc chém đến chết.

Ở Brazil, động cơ trong tất cả 5 vụ giết hại nhà báo đều liên quan tới các báo cáo về hoạt động tham nhũng của các chính trị gia và quan chức cảnh sát. Một số vụ xảy ra hết sức rùng rợn. Phóng viên làm việc cho Đài phát thanh Brazil, Djalma Santos da Conceicao, đã bị tra tấn dã man đến mức bị móc mắt và cắt lưỡi... trong khi một blogger tên là Evany Jose Metzler đã bị chặt đầu.

Còn ở Mexico, đa phần các nhà báo đều nhận được những đe dọa giết từ các băng đảng, gây khó khăn cho họ khi công bố về các tội ác man rợ của chúng. Bất chấp sự nguy hiểm về tính mạng, các nhà báo ở nước này vẫn không chịu lùi bước.

INSI - tổ chức hoạt động vì sự an toàn của các nhà báo trên thế giới - đã nêu bật vấn đề trên tại Geneva. Một trong số các thành viên phái đoàn, Giám đốc điều hành Viện Báo chí Quốc tế - Barbara Trionfi - đã nói trong cuộc họp này rằng, “trên nhiều phần của thế giới, việc giết hại một nhà báo đã trở thành cách dễ dàng nhất để khiến giới truyền thông phải im lặng bằng cách reo rắc sự sợ hãi”.

Nỗi sợ hãi đó đã khiến rất nhiều nhà báo, thậm chí các chủ tòa báo thuê họ, từ chối đăng tải thông tin các cuộc xung đột lớn, mà ví dụ điển hình là các cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông.

Điều này là rất rõ ràng khi có tới 10 nhà báo bị sát hại trong năm nay khi đang cố gắng truyền tải các thông tin về cuộc chiến ở Syria. Một trong số đó là Zakaria Ibrahim, một nhà quay phim làm việc cho Hãng truyền thông Al-Jazeera, bị bắn vào đầu và thiệt mạng ngày 1/12 vừa qua khi đang ghi hình một cảnh pháo kích ở thành phố Homs, Syria. Ông là nhà quay phim thứ hai của Hãng Al-Zajeera bị giết hại ở Syria trong năm nay.

Ngoài nhà báo tự do người Nhật Kenji Goto, người bị phiến quân tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chặt đầu, 9 nạn nhân còn lại ở Syria là công dân của nước này hoặc là nhà báo đến từ các nước lân cận. Kể từ đó, rất nhiều nhà báo của Mỹ và châu Âu đã từ chối đến Syria làm việc do lo ngại rủi ro về tính mạng.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    2015 - năm tang thương của báo chí thế giới

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO