Bác Hồ có hơn 30 bút danh trên Báo Nhân dân

V.Thắng 17/06/2016 11:25

“Kể từ ngày Báo Nhân dân ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 1.200 bài viết với bút danh C.B (chiếm phần lớn) và hơn 30 bút danh khác nhau như: V.K, A.G, K.C, Thu Giang, Chiến đấu, Nói thật, Việt Hồng,Chiến sĩ, La Lập, Tuyết Lan, Trần Lực, Trần Lam, Luật sư Th.Lam, Lê Thanh Long, CH...KCPP, Thanh Lan, Nguyễn Kim, Lê Nông...” Thông tin trên được cho biết tại tọa đàm “Nhà báo Hồ Chí Minh với Báo Nhân dân” và giới thiệu sách “Nhũng bài viết của Bác Hồ trên Báo Nhân dân 1951-1954” diễn ra sáng ng

Bác Hồ có hơn 30 bút danh trên Báo Nhân dân

Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu.

Hội thảo nhằm khẳng định những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ trong vai trò lãnh tụ với tầm nhìn chỉ đạo, định hướng thông tin vĩ mô mà còn với tư cách là nhà báo sắc sảo với những phát hiện, lý giải, phân tích các sự vật, hiện tượng các vấn đề thời cuộc; làm rõ những luận điểm quan trọng của Hồ Chí Minh về đường lối cách mạng về xây dựng Đảng, về đạo đức cách mạng và đạo đức, nhân cách người làm báo cách mạng, về văn phong báo chí Hồ Chí Minh từ những bài viết cụ thể của Người trên Báo Nhân dân. Với Báo Nhân dân Người đã dành tình cảm đặc biệt, kể từ khi báo ra đời, Người đã có hơn 1200 bài viết với hơn 30 bút danh khác nhau, trong đó chủ yếu là bút danh CB và Nhân dân.

Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam, là người thày người anh của nhiều thế hệ nhà báo, đồng thời cũng là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận này, giương cao ngọn cờ chiến đấu của báo chí trên các chặng đường cách mạng, cho đến phút cuối đời. Người đã sử dụng báo chí như một vũ khí sắc bén và có hiệu lực to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Theo ông Thuận Hữu, kể từ ngày báo Nhân dân ra đời, Bác đã dành nhiều thời gian, tâm trí và tình cảm viết bài cho báo. Trên báo, Bác có bút danh C.B (chiếm phần lớn) và hơn 30 bút danh khác nhau như: V.K, A.G, K.C, Thu Giang, Chiến đấu, Nó thật, Việt Hồng.... Qua những bài viết đăng trên Báo Nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên những tư tưởng lớn về những vấn đề trọng yếu của đường lối cách mạng Việt Nam về cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, về xây dựng Đảng, công tác cán bộ, về văn hóa, về đạo đức, về các vấn đề dân tộc và quốc tế. Bác cũng thường xuyên có những bài viết về những gương người tốt, việc tốt, những cách làm tốt trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân. Trong các bài viết, Người không chỉ biểu dương những việc đáng khen mà còn phê phán gay gắt những việc đáng chê trong thực hiện nếp sống mới, những biểu hiện chưa thực hành cần kiệm, chưa dân chủ phát huy sáng kiến của quần chúng. "Đọc lại những bài nói, bài viết của Bác, ta có thể cảm nhận được sự trong sáng, giản dị, chân thực và độc đáo trong cách trình bày để nội dung dù khó đến mấy cũng trở nên dễ hiểu với người nghe, người đọc, không cao siêu, khó hiểu mà gần gũi, hóm hỉnh, dễ nhớ, dễ làm theo"-ông Thuận Hữu nói.

Cũng theo ông Thuận Hữu, Báo Nhân dân ra đời năm 1951 được kế thừa truyền thống cách mạng của các tờ báo cách mạng trước đây như: Thanh Niên, Cứu Quốc (tiền thân của Báo Đại Đoàn Kết hiện nay). Người đọc báo và chỉ đạo ngay trên báo, khi người tốt việc tốt đăng trên báo Người khoanh lại ghi khen thưởng huy hiệu Hồ Chí Minh, còn bài nào chê thì Người khoanh lại ghi phê bình.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi, trong cuộc đời làm báo cách mạng tròn nửa thế kỷ của mình, từ những bước đầu tiên trên con đường cách mạng của mình, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng báo chí như một công cụ hữu hiệu.Người vừa là Tổng biên tập vừa là người viết nhiều bài nhất cho báo, nhiều khi kiêm cả hoạ sĩ vẽ tranh tuyên truyền và minh hoạ trên báo, có lúc còn tham gia vào việc in báo. Người cũng trực tiếp truyền dạy những kinh nghiệm làm báo, kỹ năng viết báo cách mạng cho những cán bộ làm việc tại tòa soạn, cũng như đào tạo nhiều thế hệ nhà báo cách mạng Việt Nam như: Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cự, Nguyễn Văn Linh, Xuân Thủy, Hoàng Tùng, Trường Chinh.

Cũng nhân dịp này, Báo Nhân dân phối hợp Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản bộ sách "Những bài viết của Bác Hồ trên báo Nhân dân" gồm 3 tập. Tập 1 (1951-1954) ra mắt cuối tháng 3/2016, tập hợp 359 bài viết của Bác, trong đó có 134 bài viết lần đầu được tuyển chọn mà trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập chưa có. 2 tập còn lại sẽ tiếp tục ra mắt độc giả trong thời gian tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bác Hồ có hơn 30 bút danh trên Báo Nhân dân

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO