Bàn cách phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững

Quốc Trung 19/05/2017 15:04

Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người sản xuất tôm, đưa ngành tôm Việt Nam vươn xa, ngày 19/5, Ban quản lý dự án SusV: Trung tâm HTQT Nuôi trồng và Khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), OXFAM Việt Nam phối hợp cùng WWF - Việt Nam tổ chức hội nghị khách hàng chuỗi giá trị tôm Việt Nam tại TP Cần Thơ.

Ông Mr Corey Peert phát biểu tại hội nghị.

Ông Mr Corey Peert đại diện tổ chức ASIC Tôi đã có cơ hội thăm trại nuôi tôm, tham quan dây truyền sản xuất tôm ở vùng ĐBSCL. Từ đó thấy được vai trò của ngành tôm tới sinh kế của bà con trong vấn đề nuôi tôm.

Theo những người dân ở đây cho biết, trước đây vùng này chủ yếu là trồng lúa, sau này người dân chuyển từ trồng lúa sang mô hình lúa tôm và chuyển hẳn sang nuôi tôm. Con tôm của Việt Nam rất quan trọng với chúng tôi. Chúng ta không thể phát triển bền vững ngành tôm khi không truyền lại cho thế hệ tiếp nối. Hội nghị đối thoại khách hàng “Chuỗi giá trị tôm Việt Nam” là cơ hội để bàn bạc và đưa ra một môi trường, phương thức nuôi tôm tốt nhất để phát triển ngành tôm Việt Nam.

Tôm là một trong 4 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thuỷ sản Việt Nam. Tạo công ăn việc làm cho khoảng 700 ngàn hộ gia đình. Mặc dù ngành tôm Việt Nam được đánh giá là có mức tăng trưởng tốt và xuất khẩu đi nhiều thị trường.

Tuy nhiên những năm gần đây thị trường ngành tôm biến động rất mạnh. Các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, quản trị sản xuất theo chuỗi giá trị. Các yêu cầu của Hiệp định thương mại TPP, FTA và các nhà mua hàng quốc tế…và việc kiểm soát theo chuỗi một cách chặt chẽ hơn.

Theo ICAFIS, hầu hết các nghiên cứu về chuỗi giá trị tôm trong khoảng 10 năm trở lại đây đều chỉ ra rằng “các liên kết chuỗi còn lỏng lẻo” và thiếu hiệu quả, thiếu công bằng và minh bạch thông tin.

Chính điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng, khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm và làm giảm sức cạnh tranh của mặt hàng tôm Việt Nam trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, những hạn chế trong tiếp cận nguồn vốn cũng là một rào cản đối với các nhà sản xuất và chế biến quy mô nhỏ trong việc mở rộng sản xuất và tuân thủ các tiêu chuẩn theo quy định.

Dự án “Phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững - công bằng tại Việt Nam” (gọi tắt là SusV) kéo dài trong 4 năm (2016 - 2020). Sau hơn 1 năm triển khai dự án, với sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác Tổng cục thủy sản (D-FIS), Sở NN&PTNT các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; WWF Việt Nam, GRAISEA, MCD, SRD…dự án đã thúc đẩy ký kết được trên 50 hợp đồng liên kết chuỗi.

Đến thời điểm này có thể cho rằng: Chuỗi giá trị là hướng đi đúng đắn cho ngành tôm Việt Nam vươn tầm quốc tế; Khẳng định giá trị và niềm tin tôm Việt thông qua các quy trình nuôi tiên tiến, kiếm soát chặt chẽ theo chuỗi (từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra); Hỗ trợ người sản xuất quy mô nhỏ cùng tham gia hội nhập thông qua áp dụng các chương trình, chứng nhận quốc tế.

Tăng cường thúc đẩy sự tham gia và hợp tác của các doanh nghiệp thuỷ sản trong nước và quốc tế vào chuỗi giá trị tôm bền vững tại Việt Nam theo mô hình hợp tác công – tư (Private Public Partnership).

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bàn cách phát triển chuỗi giá trị sản xuất tôm bền vững

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO