Bán lẻ ngoại chia nhau 'miếng bánh' thị phần

Thanh Giang 03/02/2018 09:35

Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang là thị trường tiềm năng với cơ cấu dân số trẻ, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng lên, xu hướng mua sắm cũng thay đổi. Nhận thấy mảnh đất hứa dễ dàng phát triển kinh doanh, nhiều doanh nghiệp ngoại đổ bộ vào bằng nhiều con đường khác nhau như: mua bán, sáp nhập, liên doanh, đầu tư trự tiếp. Đến thời điểm hiện tại, 4 đại siêu thị được coi là lớn nhất Việt Nam, là Mega Market (Metro) với 19 siêu thị, B’smart có 75 cửa hàn

Bán lẻ ngoại chia nhau 'miếng bánh' thị phần

Ngoài những thống siêu thị lớn, hệ thống cửa hàng tiện ích cũng đua nhau phát triển thị trường.

Theo chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, thành công của doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chính là bài bản, thận trọng, chiến lược và tầm nhìn dài hạn. Ngoài ra, phát triển dựa trên hệ thống mạng lưới toàn cầu đang là phương án tốt để doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng Việt Nam.

Nở rộ bán lẻ ngoại

Các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang là thị trường tiềm năng với cơ cấu dân số trẻ, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng lên, xu hướng mua sắm cũng thay đổi. Chưa hết, tỷ lệ bán lẻ hiện đại của Việt Nam mới chỉ là 25% - tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia cùng khu vực như: Thái Lan (34%), Malaysia (60%), Phillippines (33%), Trung Quốc (51%), Singapore ( 90%),…

Nhận thấy mảnh đất hứa dễ dàng phát triển kinh doanh nhiều DN ngoại đổ bộ vào bằng nhiều con đường khác nhau như: mua bán, sáp nhập, liên doanh, đầu tư trực tiếp. Cụ thể, tính đến thời điểm hiện tại, 4 đại siêu thị được coi là lớn nhất Việt Nam, là Mega Market (tên gọi cũ là Metro) với 19 siêu thị, B’smart có 75 cửa hàng tiện lợi (định hướng mở 3.000 cửa hàng), Big C có 32 siêu thị, Robinson với chuỗi siêu thuộc doanh nghiệp Thái Lan, chưa kể Central Group nắm 49% cổ phần hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim,… Nhật Bản có hệ thống đại siêu thị Aeon Mall, trung tâm thương mại Saigon Centre, hệ thống cửa hàng tiện ích như Family Mart, mới nhất là hệ thống 7- Eleven,… Hàn Quốc gắn liền với tên tuổi của Lotte, Emart, mới đây nhất là SG25…

Thông tin trên cho thấy, ngoài hệ thống siêu thị nước ngoài, chuỗi cửa hàng bán lẻ của các nước liên tục mọc lên. Nổi đình nổi đám trong hệ thống cửa hàng tiện ích, thời gian vừa qua chính là chuỗi cửa hàng 7-Eleven. 7-Eleven đã lên kế hoạch thâm nhập thị trường Việt Nam. Theo đó, dự tính đầu năm 2018, 7-Eleven mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam, 3 năm sau sẽ nâng tổng số lên 100 cửa hàng và 1.000 cửa hàng có mặt trong vòng 10 năm tới.

Ghi nhận của phóng viên, chỉ một đoạn đường ngắn Võ Văn Tần (quận 3), Nguyễn Duy Trinh (quận 9, TP HCM) xuất hiện hàng loạt cửa hàng tiện ích cạnh tranh về mặt hàng và dịch vụ: B’smart, Shop&Go, Circle K, Guardian… Theo thống kê mới đây từ Bộ Công thương cho thấy, doanh nghiệp ngoại đang chiếm khoảng 17% thị phần bán lẻ qua kênh trung tâm thương mại, siêu thị; chiếm 70% thị phần bán lẻ đối với cửa hàng tiện lợi. Không khả quan hơn so với thống kê, ông Phạm Thái Bình- trưởng bộ phận bán lẻ Savills TPHCM cho rằng: “Theo ước tính của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, khoảng 50% thị phần bán lẻ Việt Nam thuộc về doanh nghiệp nước ngoài. Nghe có vẻ khá khiêm tốn nhưng trên thực tế, con số này được ước lượng cao hơn”. Nhìn nhận về tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới của bán lẻ ngoại, ông Phạm Thái Bình dự báo, xu hướng thâm nhập của các nhà bán lẻ nước ngoài tiếp tục tăng.

Chiếm lĩnh thị trường bằng mạng lưới hệ thống toàn cầu

Để tránh mất thời gian và công sức, các nhà bán lẻ nước ngoài chủ yếu tập trung vào chiến lược mua bán và sáp nhập bởi ba lý do: Nhanh chóng, dễ dàng và an toàn. Nhanh là nhờ có sẵn sự hỗ trợ, dễ là không bị vướng mắt nhiều vấn đề thủ tục pháp lý, giấy tờ… Cuối cùng, an toàn nhờ có lượng khách ổn định. Nếu so với những hình thức đầu tư truyền thống thì chiến lược này giúp tiết kiệm cả tiền, công sức lẫn thời gian.

Trước sự phát triển ồ ạt hệ thống bán lẻ hiện đại, các chuyên gia cho rằng, thuế suất nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng đều giảm mạnh hỗ trợ ngành bán lẻ hiện đại phát triển. Điển hình như Hiệp định thương mại ASEAN, thuế hầu hết các mặt hàng đều giảm về 0% và mức thuế suất cao nhất chỉ là 5%. “Thành công của doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài chính là bài bản, thận trọng và chiến lược, tầm nhìn dài hạn”, bà Vũ Kim Hạnh- chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao lý giải. Bà Vũ Kim Hạnh dẫn chứng thêm, điều quan trọng giúp hệ thống bán lẻ ngoại thành công chính là sự phát triển dựa trên hệ thống mạng lưới toàn cầu. Mô hình chuỗi cung ứng toàn cầu được doanh nghiệp bán lẻ ngoại áp dụng rất tốt.

Ví dụ, một cái áo sơ mi nguyên liệu Trung Quốc, sản xuất tại Campuchia nhưng bán ở Thái Lan. Sử dụng nguyên liệu và sản xuất trong chuỗi cung ứng giúp giảm giá thành đầu vào và đầu ra sản phẩm, từ đó tạo khả năng cạnh tranh lớn hơn. Không chỉ dừng lại ở việc thâu tóm không gian kết nối người tiêu dùng với sản phẩm, các doanh nghiệp Thái, Nhật, Hàn còn chủ động thực hiện nhiều chương trình kích hoạt nhằm đánh động “xúc cảm” để thu hút và chinh phục người tiêu dùng, cùng với đó là sự hỗ trợ cần thiết và hiệu quả từ phía các cơ quan hữu trách của phía doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài. Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao nhận định, doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài được sự hỗ trợ của các địa phương trong hoạt động đầu tư. Hầu hết mặt bằng đẹp đều được nhà bán lẻ trưng dụng. Nhà bán lẻ ngoại thấy mình được ưu ái và dễ dàng mở hệ thống bán lẻ tại Việt Nam.

Dự báo của Bộ Công thương, giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ Việt Nam đạt gần 12%/năm. Đến năm 2020, quy mô thị trường khoảng 179 tỷ USD, trong đó bán lẻ hiện đại chiếm trên 45%, thay vì 25% như hiện nay. Ngoài ra, theo quy hoạch phát triển, năm 2020 cả nước có khoảng 1.200-1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm. Với kế hoạch nêu trên, chắc chắn nhà bán lẻ ngoại cũng góp phần không nhỏ trong thị trường này. Liên quan đến tốc độ đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường bán lẻ, bà Nguyễn Phi Vân- chuyên gia nhượng quyền khẳng định, doanh nghiệp ngoại sẽ đổ vốn vào lĩnh vực dịch vụ bằng nhiều hình thức khác, đặc biệt là thị trường bán lẻ. Trước sự lớn mạnh của doanh nghiệp ngoại trên thị trường bán lẻ đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải nỗ lực hơn nữa để cạnh tranh hiệu quả.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bán lẻ ngoại chia nhau 'miếng bánh' thị phần

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO