Bánh láo khoải

M.Vân 14/06/2021 19:30

Có nhiều loại bánh được làm từ bột ngô, nhưng với đồng bào Mông cư trú trên địa bàn Hà Giang, Lào Cai thì bánh láo khoải (còn có cách gọi khác là lức khoải hay rớ khoải) từ bột ngô là thứ không thể thiếu.

Ngô được thu hoạch tầm tháng 8 âm lịch hằng năm, bóc bỏ lớp vỏ ngoài, để lại một lớp vỏ mỏng rồi đưa lên gác bếp bảo quản hay treo lên chái nhà. Tách hạt xay thành bột nhỏ, sàng bỏ mày và vỏ rồi đem ngâm nước khoảng 5-6 giờ, lấy bột ra để cho ráo nước rồi đồ lên cho chín.

Ngô được xay bằng cối đá, đồ ngô hai lần trên chảo gỗ, khi đồ lần một phải chú ý thời gian để bột ngô tơi và không dính vào nhau, sau khi làm tơi và để nguội mới cho vào đồ lần hai để bột ngô chín kỹ.

Người ta dùng bột ngô đồ chín lên rồi cho vào cối đá giã cho bột ngô quyện dẻo sau đó cho ra bàn đá nặn thành những chiếc bánh khoải hình bầu dục, có bề mặt từ 15-20 cm, sau đó quyện mỡ cùng mật ong trên bề mặt bánh. Bánh láo khoải có thể để được dài ngày, khi ăn, người Mông có thể cắt nhỏ bánh và nướng trên than củi cho bánh phồng thơm. Loại bánh này thường được người Mông vùng Tây Bắc chế biến vào dịp lễ, tết hay làm để bán vào chợ phiên, rất được nhiều người ưa thích.

Cách chế biến bánh rất đơn giản nhưng ăn rất ngon và tiện lợi. Gạo được vo kỹ, để ráo nước, nấu thành cơm rồì cho vào máng gỗ dùng chày giã liên tục (không đứt đoạn) đến khi nhuyễn thì được. Bánh khoải được cắt theo khuôn hình trụ, bánh nếp để theo hình tròn, gói trong lá chuối rừng hơ nóng, sau đó treo tất cả lên gác bếp để ăn dần trong dịp Tết.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bánh láo khoải

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO