Bão chính trị bủa vây Washington sau quyết định sa thải Giám đốc FBI

15/05/2017 18:56

Trong bối cảnh hiện nay, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không có cửa thoát khỏi cuộc khủng hoảng ghê gớm trong lịch sử hiện đại đang bao phủ lấy họ, khi dư chấn từ quyết định sa thải Giám đốc FBI James Comey tiếp tục lan rộng.

Chính quyền Tổng thống Trump khó thoát được cuộc khủng hoảng sau khi sa thải ông James Comey. (Nguồn: CNN).

Đã một tuần trôi qua, nhưng chính quyền ông Trump vẫn đang phải đối đầu với những hậu quả ghê gớm về quyết định đó. Đội ngũ Nhà Trắng đối diện với cuộc khủng hoảng tín nhiệm do đưa ra nhiều lời giải thích không rõ ràng về việc sa thải ông Comey. Giới lãnh đạo đảng Cộng hòa ở Quốc hội đang đối diện với làn sóng tranh cãi gây ra bởi chính Tổng thống của họ, trong khi đảng Dân chủ đang mở cuộc phản công nhằm giành lợi thế trong các kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ tổ chức trong năm tới.

Việc Tổng thống Trump đưa ra những quyết định gây sốc không có gì mới lạ, nhưng quyết định sa thải ông Comey ngay giữa lúc ông này điều tra cáo buộc mối liên hệ giữa chiến dịch của ông Trump với Nga trong kỳ bầu cử Tổng thống, lại khiến sự việc trở nên hết sức trầm trọng.

Tổng thống bất ngờ phải chiến đấu chống lại vô số lời cáo buộc cho rằng ông lạm quyền và thậm chí tự đặt mình vào nhân vật phản diện vì cố tình phá vỡ hệ thống pháp lý, trong khi đó các đồng minh của ông trong đảng Cộng hòa cũng hứng chịu nhiều chỉ trích vì đã để ông làm vậy.

Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper trong hôm đầu tuần còn nâng tầm đòn công kích của mình đối với quyết định sa thải trên, nói rằng các thể chế của nước Mỹ đang bị ông Trump đạp đổ.

“Những người lập quốc đã tạo nên một hệ thống gồm 3 chi nhánh quyền lực song song với một hệ thống kiểm tra và cân bằng” - ông Clapper nói - “Nhưng tôi cảm thấy hệ thống trên đang bị công kích”.

Vị trí hiện bất ổn tại của Nhà Trắng được gây nên bởi một quyết định trực tiếp của Tổng thống Trump, và ông lại không có tín hiệu cho thấy bản thân sẽ thay đổi quyết định này. Tỏ ra tức giận trước các cáo buộc lạm quyền mà nhận được sau khi ra quyết định, Tổng thống Trump vẫn giữu nguyên hướng tiếp cận của mình.

“Chính những người bên ngoài đã thay đổi thế giới và là người tạo nên sự khác biệt thực sự” - ông Trump nói về quyết định của mình - “Nếu như một hệ thống đổ nát nói với bạn rằng bạn đã sai, thì bạn càng cần phải tiếp tục tiến bước, cần phải thúc đẩy nó”.

Tìm kiếm Giám đốc FBI mới

Hồi cuối tuần trước, Tổng thống Trump cũng hé lộ rằng có một “đoạn băng” ghi lại các đoạn hội thoại giữa ông và ông Comey, và thông tin này càng khiến cuộc khủng hoảng ở Washington thêm phần trầm trọng. Trong ngắn hạn, cuộc khủng hoảng này sẽ càng khiến quá trình tìm kiếm người thay thế ông Comey ở FBI trở nên khó khăn hơn.

Theo giới phân tích, ông Trump cần phải tìm kiếm một người có đủ uy tín trong hàng ngũ FBI, sẵn sàng giữ vị trí Giám đốc của cơ quan quyền lực dưới áp lực ghê gớm và cuối cùng là phải vượt qua được phiên điều trần trước Thượng viện.

Cuối tuần trước, đã có ít nhất 6 ứng cử viên cho chức vụ này được giới thiệu với Bộ Tư pháp, trong đó có cựu Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Alice Fischer, đặc vụ Adam Lee, Giám đốc tạm quyền FBI Andrew McCabe, Thượng nghị sỹ bang Texas John Cornyn và hai thẩm phán Michael Garcia và Henry Hudson. Tuy nhiên, theo đánh giá của chuyên gia, khó có ai sẵn lòng giữ vị trí này.

“Tôi cho rằng sẽ rất khó để tìm được một Giám đốc FBI tốt, người sẵn lòng làm việc trong điều kiện như chúng ta đã chứng kiến suốt tuần qua” - ông James, Woolsey, cựu Giám đốc CIA, nhận định.

Đảng Dân chủ, trong khi đó, đã rục rịch triển khai một chiến dịch mà họ đang gấp rút hoàn thành nhằm gây khó dễ cho quá trình tìm kiếm Giám đốc FBI mới của ông Trump. Thủ lĩnh nhóm thiểu số Thượng viện, ông Chuck Schumer, cho hay Thượng viện sẽ từ chối phê chuẩn một Giám đốc FBI mới cho đến khi Bộ Tư pháp chỉ định một công tố đặc biệt để điều tra các cáo buộc chiến dịch ông Trump có liên hệ với Nga.

Trong bối cảnh cơn bão chính trị đang bao trùm Washington, rất khó để Nhà Trắng có thể bình ổn lại bầu không khí chính trị. Tuy nhiên, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Trump, bắt đầu vào thứ Sáu tới, sẽ cho ông cơ hội hiếm hoi để thay đổi tình hình hiện nay.

Hành trình công du qua 4 quốc gia này mang ý nghĩa hết sức quan trọng: Nó đánh dấu chuyến công du nước ngoài đầu tiên của một vị Tổng thống vốn ít kinh nghiệm trong lĩnh vực ngoại giao và bị nhiều nước đồng minh của Mỹ xem là bất trắc. Tổng thống Trump sẽ có cuộc gặp với các lãnh đạo của Tiểu các Vương quốc Arab thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ, và Colombia tại Washington trong tuần này trước khi tới thăm Arab Saudi, Israel, Italy và Bỉ.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bão chính trị bủa vây Washington sau quyết định sa thải Giám đốc FBI

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO