Cách giải tỏa nỗi lo rạn da sau sinh, chị em nào cũng cần biết để tránh 'họa' như Hòa Minzy?

Lan Anh 01/10/2021 11:20

Rạn da là những vệt như mạng nhện màu trắng sáng hơn nền da lành hoặc có màu đỏ tím, do đó chúng khá dễ phát hiện dù là nhìn từ xa. Chúng xuất hiện ở những nơi da bị căng giãn nhiều khi mang thai. Đây là hiện tượng sinh lý mà người mẹ nào cũng có thể gặp phải.

Rạn da tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất tính thẩm mỹ, tạo cảm giác tự ti cho rất nhiều chị em sau sinh. Do vậy, việc đề phòng rạn da là một điều thực sự cần thiết, nhất là đối với phụ nữ.

Hòa Minzy "khoe" bụng rạn sau sinh

Ca sĩ Hòa Minzy vừa đăng loạt ảnh rạn da bụng sau sinh con khiến nhiều chị em đồng cảm. Vì thế, trường hợp ca sĩ Hòa Minzy bị rạn da sau sinh cũng không ngoại lệ.

Vừa qua, Hoà Minzy gây sốt cộng đồng mạng với loạt ảnh chụp cận vòng 2 đầy vết rạn hậu mang thai và sinh nở.

Những hình ảnh bụng đầy vết rạn và thâm đen của Hòa Minzy khiến khán giả không khỏi xót xa. (Ảnh: Hòa Minzy)

Sáu 2 năm sinh con, Hòa Minzy đã lấy lại được vóc dáng. Tuy nhiên, những vết rạn vẫn không biến mất hoàn toàn. (Ảnh: Hòa Minzy)

Theo nữ ca sĩ Hòa Minzy, cô bị rạn da khá nặng khi mang bầu bé Bo, con trai đầu lòng. Thời gian rạn da bắt đầu khoảng tháng thứ 8, dù trước đó da cô gần như không ảnh hưởng nhiều.

Trước đó, mỗi khi Hoà Minzy từng đăng ảnh diện bikini cùng con trai, bà mẹ bỉm sữa khéo léo che vòng 2. Nhưng lần này cô chủ động tiết lộ khuyết điểm cơ thể. Cô cho biết, bé Bo sắp đến sinh nhật 2 tuổi nhưng những vết rạn do mang thai vẫn không mất đi mà chỉ đỡ phần nào so với trước.

Sáu 2 năm sinh con, Hòa Minzy đã lấy lại được vóc dáng. Tuy nhiên, những vết rạn vẫn không biến mất hoàn toàn. (Ảnh: Hòa Minzy)

Vì thế, Hòa Minzy khuyên các chị em khi mang bầu cần bổ sung vitamin, ăn uống đầy đủ, đừng để cơ thể gầy quá. Bắt đầu khoảng tháng thứ 3 trở đi nên bôi trị rạn hoặc lotion cho mềm da, tăng độ đàn hồi giúp da hạn chế tối đa bị rạn. Bôi mỗi tối sau tắm. Không nên chủ quan vì có người đến tháng thứ 6 thứ 7 quá trình rạn da mới diễn ra một cách... khốc liệt.

Ai sẽ bị rạn da?

Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, khoảng 90% phụ nữ sẽ bắt đầu xuất hiện các vết rạn da ở tháng thứ sáu hoặc thứ bảy của thai kỳ. Nếu mẹ bạn bị rạn da, thì bạn cũng có nhiều khả năng bị rạn da, cơ địa rạn da cũng mang tính di truyền.

Nếu bạn có nước da sáng, bạn sẽ có xu hướng xuất hiện các vết rạn da màu hồng. Phụ nữ có làn da sẫm màu có xu hướng có các vết rạn da sáng hơn màu da của họ.

Vết rạn da sau khi mang thai mà các mẹ bỉm sửa.chia sẻ trong trào lưu thử thách khoe vết rạn mà Hòa minzy vận động. Ảnh: Chụp màn hình

Rạn da khi mang thai là hiện tượng phổ biến ở mẹ bầu. Do đó, bạn nên tìm hiểu vấn đề này nhằm hạn chế các vết rạn xuất hiện, đồng thời sớm lấy lại làn da mịn màng sau khi sinh.

Làn da mẹ bầu thay đổi rất nhiều khi mang thai và thường bị kéo căng trong suốt thai kỳ dẫn đến sự xuất hiện của các vết nứt, đặc biệt là quanh vùng bụng, hông và đùi. Nếu biết cách, bạn có thể ngăn chặn và làm giảm tình trạng rạn da khi mang thai ngay từ những ngày đầu.

Nguyên nhân dẫn tới rạn da

Rạn da là tình trạng tăng cân nhanh trong khi sợi collagen và eslatin chưa thể giãn dẫn đến đứt gãy. Tùy cơ địa từng người, rạn da có thể xuất hiện sớm hoặc muộn.

Vết rạn da xuất hiện khi trọng lượng cơ thể bạn bắt đầu tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da. Hai khu vực thường có nhiều vết rạn da nhất trong thời gian mang thai là ngực và bụng, tiếp đến là cánh tay, mông và bắp đùi. Các vết rạn sẽ có màu tím hoặc đỏ và từ từ chuyển thành màu xám hoặc đen sau khi mẹ bầu sinh con.

Vết rạn bụng sau sinh của Hoài Minzy.

Theo nghiên cứu, 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng rạn da vào khoảng tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ.

Sau khi sinh con, bạn có thể sẽ trải qua rất nhiều sự thay đổi: Thời gian biểu hàng ngày, thời gian ngủ, cảm giác tự do, và rất nhiều thứ khác nữa. Sự thay đổi thường gặp nhất sau sinh là vết rạn da. Đối với nhiều phụ nữ, rạn da cũng là một phần tất yếu, không thể tránh khỏi của việc sinh con giống như “tã bỉm” và “cho con bú”.

Tăng cân quá nhanh là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng rạn da sau sinh của các mẹ.

Nếu trong gia đình có người bị rạn da từ nhỏ thì khả năng mẹ bị rạn sau sinh là khá cao. Đây là yếu tố thuộc về di truyền và cấu trúc da bẩm sinh. Trên thực tế, có những người khi còn trẻ da đã xuất hiện vết rạn trắng.

Khi mang thai ở độ tuổi quá trẻ, cấu trúc da chưa ổn định, vì thế, những vết rạn sẽ rất dễ xuất hiện. Trong khi đó, nếu mang thai khi đã lơn tuổi thì da đã bị lão hoá, độ đàn hồi của da cũng sẽ kém.

Những chị em có da khô dễ bị rạn hơn so với da dầu do cấu trúc các sợi collagen và elastin rất yếu. Vì thế mà tốc độ lão hoá của da khô nhanh hơn so với da dầu.

Những mẹ bầu tập thể dục đều đặn trước và trong quá trình mang thai có tỷ lệ rạn da ít hơn so với người không luyện tập. Khi cơ thể vận động, máu được lưu thông đều đặn, cơ và da được giãn nở liên tục, sẽ dễ dang thích ứng với việc cơ thể mẹ tăng cân. Mẹ bầu có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng khi mang thai như yoga và đi bộ.

Thông thường sau sinh, các vết rạn đều có màu đỏ hoặc tím sẫm chạy dọc theo chiều dài bụng. Các vết rạn này khá dày và sát nhau.

Màu sắc của các vết rạn sẽ phụ thuộc vào làn da của mỗi người. Theo Hiệp hội Thai kỳ Hoa Kỳ, nếu da bạn sáng màu, các vết rạn thường màu hồng. Đối với phụ nữ có làn da sẫm màu hơn, vết rạn thường sáng hơn màu da của họ.

Làm sao để xóa mờ vết rạn da sau sinh?

Để rạn da sau sinh không còn là nỗi lo của chị em phụ nữ, giúp họ tự tin và thoải mái tâm lý tốt nhất để chăm sóc các thiên thần nhỏ, cách tốt nhất là tìm được biện pháp hữu hiệu để điều trị các vết rạn trên da. Để phòng rạn da khi mang thai, chị em phụ nữ cần lưu ý:

- Chế độ ăn uống tốt cho da

Ngăn ngừa vết rạn da khi mang thai bằng chế độ ăn uống. Cân đối chế độ dinh dưỡng khi mang thai sẽ đảm bảo cho cả bạn và thai nhi đều được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết trong thai kỳ. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp dùng thêm các thực phẩm tăng cường sức khỏe cho làn da cũng như những món ăn có thể cải thiện tính đàn hồi, từ đó ngăn chặn các vết rạn xuất hiện.

- Uống nhiều nước trị rạn da

Nước giúp giải độc cơ thể và giữ các tế bào da mềm, ẩm, từ đó giúp da khỏe đẹp và làm các vết rạn da khi mang thai nhanh chóng biến mất sau thời gian sinh nở. Dưới đây là một số thói quen uống nước bạn có thể áp dụng:

Dùng trà thảo mộc: Nếu thường xuyên uống các loại trà không chứa caffeine thì bạn vẫn giúp cơ thể cung cấp đủ lượng nước. Trà thảo mộc cũng là sự lựa chọn thay thế lý tưởng nếu mẹ bầu không muốn uống nước lọc.

Ăn nhiều rau và trái cây mọng nước: Thói quen này có thể cung cấp thêm nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Bạn có thể chọn lựa nhiều loại thực phẩm mọng nước như dưa leo, dưa hấu, dâu tây, táo…

- Tập luyện thường xuyên trong thai kỳ

Tập thể dục giúp giữ độ đàn hồi của da thông qua việc cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài ra, tập luyện khi mang thai còn giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, từ đó hạn chế các vết rạn da xuất hiện

Mẹ bầu có thể tập những bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai như kegel, các bài tập căng cơ và những động tác đơn giản khác. Bạn nên thử các bài tập nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều sức như yoga hoặc Pilates để giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ như đau lưng, mỏi lưng và chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ.

- Tăng cân hợp lý

Khi bạn tăng cân quá nhanh, các vết rạn da sẽ xuất hiện nhanh và nhiều hơn. Đó là lý do vì sao bạn cần chú ý đến cân nặng khi mang thai thường xuyên hơn.

Dù khi mang thai, bạn được khuyến khích nạp nhiều năng lượng hơn so với trước, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải ăn cho hai người.Kìm hãm cảm giác thèm ăn. Khi bạn muốn ăn gì đó, hãy cứ ăn một chút và sau đó nhấm nháp trái cây để thỏa mãn cơn đói. Điều này giúp bạn không tăng cân quá mức.

- Tránh sử dụng hóa chất

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sữa tắm chứa sulfate. Nếu thường xuyên sử dụng, hóa chất này sẽ làm khô và giảm độ đàn hồi của da.

Do đó, bạn nên ưu tiên chọn lựa sữa tắm cũng như các loại dầu và kem chống rạn da có chất chiết xuất từ các tinh dầu thiên nhiên, chẳng hạn như dầu dừa hay dầu ô liu.

- Sử dụng tinh dầu thiên nhiên để dưỡng da

Các loại tinh dầu thiên nhiên có tác dụng dưỡng ẩm và giữ nước cho da như dầu dừa, dầu hạnh nhân, tinh dầu lanolin,…. Bạn có thể xoa lên bất cứ vùng da nào mà mình muốn như vùng lưng dưới, đùi, bụng, bắp chân…

Bạn nên dưỡng ẩm da ngay sau khi tắm nhằm hạn chế sự mất nước cũng như hãy chăm sóc da trước khi đi ngủ. Dùng gấp đôi lượng kem dưỡng hay dầu dưỡng ở những khu vực da bị căng và ngứa nhiều.

- Tẩy tế bào chết cho da

Tẩy tế bào chết có thể giúp bạn lấy đi các tế bào chết, kích thích tuần hoàn máu và giữ làn da luôn khỏe mạnh. Đây được xem như biện pháp làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn và là bước chăm sóc da được nhiều chị em ưa chuộng.

-Dùng kem chống nắng

Ở vùng khí hậu nhiệt đới như nước ta, ánh mặt trời thường gay gắt và khó chịu. Thêm vào đó, ánh nắng còn gây ra tình trạng sạm, nám và rạn da. Để bảo vệ làn da một cách tốt nhất, bạn nên dùng kem chống nắng trước khi ra đường. Đặc biệt, bạn nên bảo vệ kỹ vùng ngực, mặt và bụng hoặc những nơi dễ bị rạn.

– Nuôi dưỡng làn da từ bên trong: Mẹ có thể sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, vitamin E sẽ giúp làn da khỏe mạnh, săn chắc và có độ đàn hồi ít hơn. Làn da khỏe sẽ giúp bạn hạn chế sự ảnh hưởng của vết rạn lên da.

Có nhiều thuốc bôi trên thị trường cũng như nhiều biện pháp can thiệp từ phẫu thuật cho đến laser hoặc các phương pháp bào mòn da có thể giúp làm mờ vết rạn da. Tuy nhiên, với các cách làm mờ vết rạn hoàn toàn từ thiên nhiên sau đây, các mẹ bỉm sữa có thể tham khảo.

Bơ ca cao: Là phương thức tốt nhất để ngăn ngừa rạn da sau sinh. Bôi từ giai đoạn sớm sẽ giúp làm rắn và săn chắc da kết hợp với việc làm ẩm hợp lí. Nếu bôi sau sinh, các enzyme trong bơ ca cao cũng giúp giảm tình trạng phá hủy mô.

Quả mơ châu âu: Dạng hạt tẩy tế bào chết (scrub) của quả mơ giúp loại bỏ đi mô da chết trên bề mặt các vết rạn da. Chúng cũng giúp làm săn chắc da và mờ vết rạn.

Lô hội: Massage bề mặt vết rạn bằng phần thịt của lá lô hội giúp săn chắc da. Enzyme có trong lô hội cũng giúp loại bỏ mô chết và giúp da được cấp ẩm. Ngoài ra, lô hội còn giúp da căng bóng và sáng màu da.

Dầu lavender: Là phương thức thường dùng nhất tại nhà để khắc phục các vết rạn. Dùng 3 lần/ngày lên các vết rạn, tinh dầu lavender giúp kích thích tăng trưởng mô da mới, do đó, làm mờ vết rạn.

Các tinh dầu khác: Tinh dầu có "nhân thơm" trong công thức hóa học (tinh dầu: hoa cúc, trái bơ, hạt hạnh nhân, jojoba) kích thích sự tái tạo vết rạn và săn chắc da, có thể tăng hiệu quả khi dùng chung với dầu lavender và giúp ngăn ngừa tái xuất hiện các vết rạn.

Viên vitamin E: Massage vitamin E dạng dầu trong các viên thuốc lên vùng da rạn 2 lần/ngày giúp mờ nhanh vết rạn do chúng cấp ẩm khá tốt.

Nước ép chanh: Cũng khá hữu hiệu làm mờ vết rạn bằng cách thoa lên vết rạn, lưu lại 10 phút trước khi rửa nó đi.

Nước ép khoai tây: Sử dụng chúng bằng cách bôi lên vết rạn, để cho khô trong vài phút, sau đó rửa đi bằng nước ấm.

Trên đây là những cách trị rạn da sau sinh đơn giản, hiệu quả và an toàn. Các mẹ sau sinh nên kiên trì áp dụng khoảng 1 tháng, những vết rạn da sẽ mờ dần rồi biến mất. Thay vào đó làn da sẽ săn chắc, mềm lại, mịn màng, hồng hào hơn. Ngoài các phương pháp tự nhiên trên, các mẹ có thể tham khảo thêm các phương pháp hiện đại để trị rạn ra sau sinh tại các thẩm mỹ viện uy tín.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cách giải tỏa nỗi lo rạn da sau sinh, chị em nào cũng cần biết để tránh 'họa' như Hòa Minzy?

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO