Chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng

Lê Hà 17/06/2018 09:05

Theo TS.BS Huỳnh Thị Vũ Quỳnh - Phòng khám Nhi BV Đại học Y Dược TP HCM, bình thường, trẻ sơ sinh có chiều cao trung bình khoảng 50 cm. Trong năm đầu tiên, trẻ sẽ tăng 25cm và trong 2 năm kế tiếp, mỗi năm trẻ sẽ tăng 10 cm. Từ 3 tuổi trở lên cho đến lúc dậy thì, mỗi năm trẻ tăng thêm 5cm.

Nếu trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi thì được gọi là chậm tăng trưởng chiều cao. Hậu quả là trẻ sẽ bị lùn so với các bạn cùng lứa và nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, sự chênh lệch này sẽ ngày càng nhiều, gây nên tâm lý mất tự tin khi trẻ ở độ tuổi trưởng thành.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao như suy dinh dưỡng, các bệnh lý dị tật bẩm sinh, loạn sản sụn, còi xương, thiếu máu, suy thận mạn hoặc các bệnh lý nội tiết như suy giáp, thiếu hóc môn tăng trưởng...

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu, chiều cao không đạt được các cột mốc theo độ tuổi hoặc chiều cao tăng trưởng chậm (<5 cm/năm đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên) thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị càng sớm càng tốt. Như vậy, trẻ có thể đạt được chiều cao bình thường khi trưởng thành.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO