Chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ngày càng nâng cao

Quốc Trung 04/10/2017 15:06

Đây là nhấn mạnh của ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Cần Thơ, ngày 4/10 trong buổi Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá X) về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới do Thành uỷ tổ chức.

Tổng kết 10 năm chỉ thị 17-CT/TW của Ban Bí thư .

Đây là nhấn mạnh của ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Cần Thơ, ngày 4/10 trong buổi Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá X) về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới do Thành uỷ tổ chức.

Theo Thành uỷ Cần Thơ, đến nay thành phố có có tổng số 1.845 báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp và 405 báo cáo viên quận ủy, huyện ủy, đảng ủy trực thuộc Thành ủy ở các tổ chức trong hệ thống chính trị làm nhiệm vụ tuyên truyền miệng.

Qua 10 năm qua thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW, tại 50 kỳ hội nghị, gần 6.000 báo cáo viên tập trung thông báo gần 100 chuyên đề trên nhiều lĩnh vực như: xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; biên giới lãnh thổ, biển đảo; thông tin đối ngoại, văn hoá, giáo dục, đào tạo.

Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền xác định vị trí, vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp phát huy tốt vai trò tham mưu cấp ủy tổ chức tuyên truyền, quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Cần Thơ cho rằng: Để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và đoàn thể cần tập trung tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động tuyên truyền miệng.

Ông Phạm Văn Hiểu nhấn mạnh: “Công tác tuyên truyền miệng là nhiệm vụ của toàn Đảng. Vì vậy, tất cả các cấp ủy các cấp, các đảng viên hoạt động ở mọi lĩnh vực đều có trách nhiệm làm nhiệm vụ tuyên truyền miệng; coi đó là tiểu chuẩn đánh giá năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, chất lượng công tác của các cấp ủy, tính tiên phong gương mẫu và phẩm chất chính trị của mỗi đảng viên.”

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng ngày càng nâng cao

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO