Chạy đua với thời gian để dập dịch Covid-19

Nhóm P.V. 08/09/2021 10:42

Cả nước đã trải qua 4 tháng chống dịch Covid-19. Cùng với sự nỗ lực của các tỉnh thành, những ngày gần đây Bộ Y tế liên tiếp đưa ra hướng dẫn cách phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời cảnh báo để người dân nhận biết và tỉnh táo trước cách thức lừa đảo nhằm trục lợi của một số đối tượng.

Sẵn sàng thuốc Molnupiravir thí điểm điều trị tại nhà

Bộ Y tế cho biết, doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước đã sẵn sàng tài trợ những lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều và đến 5/9 tới sẽ cung cấp tiếp 100.000 liều, tổng cộng tương ứng 2.320.000 viên Molnupiravir 400 mg.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP HCM và một số tỉnh, thành phố phía Nam, chiến lược hỗ trợ người bệnh F0 điều trị tại nhà và cộng đồng được tiếp cận y tế nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm tải trong điều trị, giảm tử vong... là yêu cầu được đặt lên hàng đầu. Trên cơ sở các kinh nghiệm quốc tế, mô hình bệnh tật (gần 80% bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng), Bộ̂ Y tế đã liên tục cập nhật các phác đồ về quản lý, chăm sóc, điều trị, đảm bảo để các F0 tại nhà và cộng đồng được tiếp cận, chăm sóc, điều trị một cách tốt nhất.

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng vi rút Molnupiravir trong điều trị Covid-19 đã công bố tại một số quốc gia cho thấy, thuốc này khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng vi rút rõ rệt và làm sạch vi rút ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỉ lệ nhập viện, giảm tử vong. Căn cứ kết quả đánh giá giữa kỳ của nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir tại cơ sở y tế, Bộ Y tế và Sở Y tế TP HCM đã triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng vào ngày 25/8 tại TP HCM.

Trong chương trình, các trường hợp mắc Covid-19 (kết quả xét nghiệm bằng RT-PCR hoặc kit xét nghiệm nhanh tại nhà) có triệu chứng ở mức độ nhẹ sẽ được cán bộ y tế tư vấn, giải thích về chương trình. Sau khi đồng ý tự nguyện tham gia chương trình bằng văn bản, người bệnh sẽ được phát một túi thuốc điều trị tại nhà. Cùng với túi thuốc là tài liệu hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế, Sở Y tế về tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe và liên lạc với bác sĩ phụ trách, cơ sở y tế trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trở nặng để được giúp đỡ.

Sau 5 ngày, tất cả bệnh nhân sẽ được đánh giá về tỉ lệ âm tính với SARS-CoV-2 và tỉ lệ bệnh không diễn tiến sang mức độ nặng hơn. Trong suốt thời gian 14 ngày, bệnh nhân sẽ được theo dõi về triệu chứng của bệnh Covid-19 và các tác dụng phụ nếu có của thuốc.

Việc triển khai cũng như các kết quả của chương trình sẽ được ghi nhận, đánh giá và tổng kết từ các chuyên gia, cán bộ y tế theo một đề cương nghiên cứu khoa học, chặt chẽ đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia thẩm định, chấp thuận và được Bộ Y tế phê duyệt.

Người dân được tiêm vắc xin phòng Covid-19 miễn phí.

Nghiêm cấm thu tiền tiêm chủng vaccine Covid-19

Bộ Y tế vừa có công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các trường đại học, đề nghị chấn chỉnh công tác tiêm chủng vaccine Covid-19. Công điện nêu rõ: Ngày 31/7/2021, Bộ Y tế có Công điện số 1131/CĐ-BYT gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các trường đại học về việc tổ chức tiêm vaccine phòng Covid -19 cho các đối tượng theo đúng Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine và Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 8/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 hoàn toàn miễn phí; không thu tiền; không nhận “bồi dưỡng” từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêm chủng và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Tuy nhiên, qua phản ánh tại Bản tin 5 phút trên VTV1 cho thấy, tại một số cơ sở tiêm chủng vẫn có hiện tượng thu tiền để được tiêm chủng vaccine. Việc làm này không đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Y tế. Do đó, Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) điện thủ trưởng các đơn vị được phân công tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19 đúng đối tượng, kịp thời, an toàn, hiệu quả và miễn phí cho đối tượng tiêm chủng, nghiêm cấm việc thu tiền từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêm chủng (với bất kỳ hình thức nào). Đơn vị nào để xảy ra tiêu cực trong việc tiêm chủng vaccine sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Y tế về tiêm chủng vaccine phòng Covid -19, đảm bảo an toàn, hiệu quả, tăng diện bao phủ.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố rà soát toàn bộ việc tự công bố sản phẩm có thành phần xuyên tâm liên và các sản phẩm ghi công dụng, đối tượng sử dụng liên quan đến phòng, điều trị hoặc chữa được bệnh do Covid-19, thu hồi bản tự công bố sản phẩm, thu hồi sản phẩm vi phạm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tại một số cơ sở tiêm chủng vẫn có hiện tượng thu tiền để được tiêm chủng vaccine. Việc làm này không đúng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Y tế. Do đó, Bộ Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) điện thủ trưởng các đơn vị được phân công tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19 đúng đối tượng, kịp thời, an toàn, hiệu quả và miễn phí cho đối tượng tiêm chủng, nghiêm cấm việc thu tiền từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêm chủng (với bất kỳ hình thức nào). Đơn vị nào để xảy ra tiêu cực trong việc tiêm chủng vaccine sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Chạy đua với thời gian để dập dịch Covid-19

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO