Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Hợp tác để phát triển bền vững nguồn nước Mekong

M.Loan - V.Thắng - K.Ly (thực hiện) 28/03/2016 14:26

Sáng 28/3, trả lời báo chí bên hành lang QH về việc đề nghị LHQ hỗ trợ hỗ trợ các nước đang phải chịu hạn hán, xâm nhập mặn trong đó có Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết: Hiện đang trong quá trình vận động tài trợ.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Hợp tác để phát triển bền vững nguồn nước Mekong

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh.

PV: Nếu được LHQ hỗ trợ thì Việt Nam sẽ được hưởng chế độ chính sách hỗ trợ như thế nào, thưa Phó Thủ tướng?

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Chưa bây giờ mới đang vận động, mỗi đợt như thế Liên hiệp quốc phải đứng ra và các nước vận động hỗ trợ cho các nước bị hạn hán và xâm nhập mặn. Ví dụ vừa qua chúng ta có tình hình hạn hán, xâm ngập mặn; chúng ta phải yêu cầu các nước trên dòng Mekong phải sử dụng bền vững dòng nước sông Mekong mà chính vừa qua việc Trung Quốc xả lũ là động thái tích cực.

Sau Trung Quốc là Lào cũng xả nước nguồn nước ở các đập thủy điện trên các dòng sông nhánh của sông Mekong như vậy lượng nước được tăng lên. Hy vọng đây không phải là một lần, mà sau này còn rất nhiều năm.

Vấn đề là cần sử dụng làm sao (cho hiệu quả) nguồn nước sông Mekong mà hiện nay chúng ta đã có cơ chế ủy ban quốc tế về sông Mê kong gồm 4 nước và bây giờ với cơ chế hợp tác sông Mekong - Lan Thương có thêm hai nước Trung Quốc và Myanmar ở thượng nguồn.

Dự kiến Việt Nam sẽ đề nghị những chính sách hỗ trợ thế nào, thưa Phó Thủ tướng?

- Đây là dự kiến, thời gian tới Liên hợp quốc sẽ có đợt vận động hỗ trợ, vì năm nay vấn đề biến đổi khí hậu, Enino tác động ở rất nhiều nơi trên thế giới, và đặc biệt ở khu vực chúng ta mà Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề.

Liên hợp quốc sẽ có dự kiến vận động đưa các nước bị hạn hán, ngập mặn vào để hỗ trợ nhưng hiện nay thì chưa thể nói rõ hỗ trợ đó như thế nào?

Cam kết của Trung Quốc với hợp tác Mekong-Lan Thương như thế nào? Ủy ban quốc tế Mekong có 4 nước như ông vừa nói giờ , hiện muốn đưa thêm Trung Quốc và Myanmar vào thì họ cam kết thế nào?

- Đây là một cơ chế mới trên sông Mekong. Sông Lan Thương thực tế cũng là sông Mekong và ủy hội sông Mekong quốc tế đã có từ năm 1995 hiện nay, có 4 nước ở hạ lưu Mekong là Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia.

Trong Ủy hội sông Mekong có một cơ chế quan trọng trong đó sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong vì sông Mekong có tác động trực tiếp đến tất cả các nước. Myanmarvà Trung Quốc chưa là thành viên của Ủy hội sông Mekong quốc tế và với việc thành lập một cơ chế mới này là cơ chế hợp tác giữa sông Lan Thương- Mekong và trên thực tế 6 nước trên dòng sông Mekong cùng bắt tay hợp tác.

Trong đó có 5 lĩnh vực ưu tiên như phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, quản lý bền vững nguồn nước… đây là cơ chế hợp tác mới và các nước đang đưa ra các dự án cụ thể để cho hợp tác của cơ chế này.

Việt Nam chúng ta đề nghị rất tích cực về việc cần phải có quản lý sử dụng bền vững nguồn nước Mekong vì đó là vấn đề quan trọng để tác động đến toàn bộ các nước trong khu vực sông Mekong. Đây là cơ chế mới mới trển khai nên chưa có thể nói được gì nhưng có 5 ưu tiên.

Trung Quốc đón nhận vấn đề này như thế nào, thưa ông?

- Đây cũng là một sáng kiến chung của Trung Quốc với các nước hạ nguồn sông Mekong. Trung Quốc bước đầu cũng có một số cam kết cụ thể như dành một nguồn tài trợ trong một số quỹ, trên cơ sở nguồn tài trợ đó các nước trao đổi với nhau.

Tất nhiên không phải là tài trợ cho không. Đây là quỹ, mà đã là quỹ phải có cơ chế hợp tác làm sao phục vụ cho việc phát triển trên 5 mục tiêu của cơ chế hợp tác này.

Hiện Trung Quốc xây nhiều đập trên song Mekong (dù chưa xây hết) nếu giờ họ vẫn xây hết thì sao, thư ông?

Ủy hội có quy định việc phát triển các đập thủy điện hoặc việc sử dụng nguồn nước trên Mekong giữa 4 nước với nhau phải có sự thông báo và chấp thuận của 4 nước. Hiện nay các nước tôn trọng vấn đề này; còn chúng ta không có cơ chế như Ủy hội sông Mekong với Trung Quốc và Myanmar. Do đó không có cơ chế nào để kiểm soát các nước thượng nguồn. Ngoài 4 nước hạ nguồn, các nước thượng nguồn cũng phát tiển thuỷ điện. Hiện nay cơ chế này như tôi nói là cơ chế hợp tác Mekong- Lan Thương trên cơ sở bước đầu có đưa vấn đề phát triển bền vững nguồn nước là có hàm ý đó.

Còn Trung Quốc phát triển trên dòng Lan Thương là ở phía trên của Trung Quốc. Trung Quốc đã phát triển các đập thuỷ điện rồi vấn đề bây giờ là làm sao quản lý việc xả nước, sử dụng nước như thế nào. Tôi nói lại là không có cơ chế với các nước trên thượng nguồn mà mới có cơ chế của 4 nước.

Trân trọng cảm ơn Phó Thủ tướng!

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Hợp tác để phát triển bền vững nguồn nước Mekong

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO