Chống hàng giả: DN phải 'tự cứu'

Minh Phương (thực hiện) 29/05/2016 09:00

Theo ông Lê Thế Bảo- Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam thì nếu các doanh nghiệp không mạnh mẽ vào cuộc, không tự “cứu mình” thì coi như thất bại. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp ngại công khai hàng hóa do mình sản xuất bị làm giả, vì sợ người tiêu dùng quay lưng.

Chống hàng giả: DN phải 'tự cứu'

Phân bón đang được coi là mặt hàng bị làm giả nhiều nhất.

Cho dù có sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng nhưng cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái vẫn lắm cam go. Người tiêu dùng vẫn phải bỏ tiền thật để mua hàng giả, hàng kém chất lượng. Về phía chính quyền không phải không có biện pháp. Phía người dân cũng đầy bức xúc. Còn phía doanh nghiệp sản xuất thì sao?

Theo ông Lê Thế Bảo- Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam thì nếu các doanh nghiệp không mạnh mẽ vào cuộc, không tự “cứu mình” thì coi như thất bại. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp ngại công khai hàng hóa do mình sản xuất bị làm giả, vì sợ người tiêu dùng quay lưng.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan chưa lúc nào hết thời sự. Vấn nạn này không những tác động tiêu cực đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp mà còn khiến cho nền kinh tế của đất nước gặp khó khăn. Trao đổi với Đại Đoàn Kết, ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam nhấn mạnh: “Vai trò của doanh nghiệp trong cuộc chiến này là rất quan trọng. Doanh nghiệp không vào cuộc coi như thất bại”

PV: Vấn nạn hàng giả, hàng nhái đã và đang trở thành nỗi nhức nhối của toàn xã hội lâu nay. Vậy theo ông, đâu là liệu pháp để chữa được “căn bệnh trầm kha” này?

Chống hàng giả: DN phải 'tự cứu' - 1

Ông Lê Thế Bảo: Cho đến nay, có quá nhiều mặt hàng đang bị làm giả. Ngay đến que tăm tre cũng bị làm giả, còn các mặt hàng khác như mỹ phẩm, hàng tiêu dùng… cũng không tránh được vấn nạn này.

Song, có thể nói, ngành phân bón là ngành gây bức xúc nhất hiện nay, bởi việc làm giả phân bón ảnh hưởng trực tiếp đến nền sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con nông dân, chiếm 70% dân số. Vì vậy việc xử lý vấn nạn phân bón kém chất lượng, phân bón giả là rất cần thiết.

Để vấn nạn này giảm thiểu, tôi cho rằng, trước hết chính các doanh nghiệp (DN) cần phải sản xuất ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng, nếu chất lượng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, từ đó ảnh hưởng đến uy tín của DN.

Còn việc các đối tượng tìm cách tuồn hàng giả, hàng nhái từ biên giới vào trong nước, thì đó là việc của các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý thị trường, họ phải có trách nhiệm ngăn chặn tốt hơn thì cuộc đấu tranh này mới có hiệu quả. Đây là vấn đề mang tính quốc gia, nó ảnh hưởng trực tiếp đến nền sản xuất trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến “sinh mệnh” của DN, bởi hàng giả, hàng nhái càng nhiều thì DN càng khó có cơ hội tiêu thụ hàng.

Hàng giả hàng nhái càng tràn lan, thì DN càng khó có cơ hội sống. Do đó, trước hết là từ DN phải ý thức được việc sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt. Đối với người tiêu dùng, cũng cần phải tỉnh táo, lựa chọn những sản phẩm chính hãng, không nên chỉ nhìn thấy giá một mặt hàng nào đó rẻ mà mua, không để ý đến xuất xứ cũng như chất lượng sản phẩm. Làm như vậy là chính người tiêu dùng tiếp tay để hàng giả có cơ hội phát triển.

Về phía cơ quan nhà nước, cũng cần phải kiên quyết ngăn chặn vấn nạn này. Trong cuộc đấu tranh này, phải có sự chung tay, kết hợp “ba nhà”: Doanh nghiệp sản xuất, người tiêu dùng và các cơ quan thực thi mới có thể dập tắt được vấn nạn hàng giả, hàng nhái.

Nhiều ý kiến cho rằng, một trong những yếu tố khiến cho DN hiện nay chưa chú trọng xây dựng thương hiệu, từ đó dẫn đến nhiều thương hiệu bị làm giả, làm nhái, thậm chí DN bị đánh mất thương hiệu. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao ?

Cần phải rà soát lại, sửa đổi các chính sách, văn bản luật pháp để tạo điều kiện tốt hơn cho cộng đồng DN trong việc thực thi pháp luật. Đơn cử thế này, có DN phản ảnh, gửi cơ quan chức năng một cái đơn đăng ký sở hữu trí tuệ mà cả tháng trời không được kết quả… Như vậy, DN sẽ rất nản trong việc xây dựng thương hiệu. Đó chỉ là một ví dụ về tình trạng thủ tục hành chính, quy định pháp luật của ta hiện nay đang khiến DN gặp khó khăn.

- Đúng! Tôi cho rằng, các quy định của Nhà nước hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập khiến cho DN cảm thấy nản. Quy định không rõ ràng, các chính sách chồng chéo, và kể cả việc ban hành thông tư hướng dẫn chậm trễ… trở thành những rào cản gây khó cho hoạt động của DN. Tôi cho là, chúng ta cần phải rà soát lại, sửa đổi các chính sách, văn bản luật pháp để tạo điều kiện tốt hơn cho cộng đồng DN trong việc thực thi pháp luật.

Đơn cử thế này, có DN phản ảnh, gửi cơ quan chức năng một cái đơn đăng ký sở hữu trí tuệ mà cả tháng trời không được kết quả… Như vậy, DN sẽ rất nản trong việc xây dựng thương hiệu. Đó chỉ là một ví dụ về tình trạng thủ tục hành chính, quy định pháp luật của ta hiện nay đang khiến DN thêm khó.

Ông đánh giá thế nào về vai trò của DN trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện nay, thưa ông?

- Rất cần thiết! Bởi chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng mà DN không vào cuộc thì coi như thất bại. Tuy nhiên, tôi thấy hiện nay các DN vẫn chưa chủ động đối với vấn đề này.

Tôi nhớ có trường hợp, lãnh đạo một DN khi xem ti vi thấy công bố một sản phẩm của DN mình bị làm nhái. Vị lãnh đạo này bỗng thốt lên rằng “Tết đến nơi rồi mà công bố rùm beng lên thế này thì ai dám mua hàng của DN mình nữa?”. Như vậy chứng tỏ là, DN không muốn phối hợp với cơ quan chức năng, với truyền thông để vạch rõ sự thật. Vì họ bị ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của họ. Tôi cho quan điểm như vậy là hoàn toàn sai lầm. DN cần phải cùng cơ quan thực thi đấu tranh chống hàng giả thì sẽ tốt hơn nhiều.

Bởi khi DN đứng ra công khai với dư luận sản phẩm của họ mới là thật để người tiêu dùng dễ dàng phân biệt hàng thật hàng giả thì chắc chắn, người tiêu dùng sẽ không mua phải hàng giả. Như vậy, hàng giả khó có đất sống. Mặt khác, nếu DN hợp tác với cơ quan chức năng, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng thì họ mới có cơ sở thẩm định, có bằng chứng để làm rõ sản phẩm của đối tượng kia là giả, lúc đó mới xử lý được. DN mà cứ né tránh, e ngại thì cuộc chiến này còn lâu mới thành công.

Do đó, tôi chỉ muốn nhấn mạnh thêm rằng, nếu cộng đồng DN không chung tay trong cuộc chiến này, không nỗ lực xây dựng và bảo vệ thương hiệu thì đất nước sẽ rất khó phát triển. Thế giới đánh giá có 25 thương hiệu nổi tiếng toàn cầu thì Mỹ đã sở hữu 19 thương hiệu. Số thương hiệu càng nhiều bao nhiêu thì nền kinh tế nước đó càng mạnh, càng phát triển bấy nhiêu. Các DN Việt nếu không xây dựng thương hiệu thì đất nước sẽ mãi tụt hậu so với thế giới.

Chống hàng giả: DN phải 'tự cứu' - 2

Là Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam, ông có đề xuất hoặc kiến nghị gì để giảm thiểu vấn nạn hàng giả, hàng nhái, bảo vệ uy tín DN cũng như quyền lợi của người tiêu dùng?

- Xung quanh chúng ta rất nhiều “đại gia” làm hàng giả, vì lợi nhuận quá lớn nên các đối tượng sẵn sàng tìm mọi cách để sản xuất hàng giả, hàng nhái lừa bịp người tiêu dùng. Có thể khẳng định, vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang đe dọa cả nền kinh tế, đe dọa cộng đồng DN làm ăn chân chính, đe dọa sức khỏe của toàn xã hội.

Không chỉ Việt Nam mà thế giới, vấn nạn này cũng đang hết sức nhức nhối. Hẳn dư luận chưa quên sự vụ ở Tây Đức, hơn 1 triệu vỉ thuốc được phát hiện tuồn vào thị trường này đều là thuốc giả hết. Mà các bạn biết đó, thuốc giả thì thiệt hại không chỉ đối với các DN mà lớn hơn là tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng.

Thời gian qua, lực lượng chức năng, cơ quan quản lý thị trường, công an đã hết sức nỗ lực trong cuộc đấu tranh với vấn nạn này. Nếu không có sự nỗ lực ấy, thì lượng hàng giả tràn vào trong nước lớn hơn gấp nhiều lần như hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn đây đó những tiêu cực, vẫn còn hiện tượng “con sâu làm rầu nồi canh”. Bởi vậy, tôi cũng mong muốn rằng chúng ta phải chống cho được hiện tượng tiêu cực. Phải tạo được lòng tin với DN càng ngày càng tốt hơn thì cuộc đấu tranh này nhất định sẽ có kết quả tốt đẹp.

Bên cạnh đó, tôi cũng kiến nghị Chính phủ nên dành cho DN một khoản kinh phí nào đó để xây dựng thương hiệu. Nếu có một khoản kinh phí “bảo vệ thương hiệu” DN mới có thể giúp đỡ lực lượng này, giúp đỡ lực lượng kia, thậm chí nên có kinh phí làm phần thưởng cho DN nếu phát hiện được những sai phạm, tạo động lực để họ phối hợp tốt hơn trong cuộc chiến gian nan này. Chứ hiện nay, DN đang bỏ chi phí để xây dựng thương hiệu nhưng rất thiếu kinh phí để bảo vệ, giữ cho được thương hiệu đó.

Trân trọng cảm ơn ông!

Doanh nghiệp cần phải cùng cơ quan thực thi đấu tranh chống hàng giả. Bởi khi DN đứng ra công khai với dư luận sản phẩm của họ mới là thật để người tiêu dùng dễ dàng phân biệt hàng thật hàng giả thì chắc chắn, người tiêu dùng sẽ không mua phải hàng giả. Như vậy, hàng giả khó có đất sống. Mặt khác, nếu DN hợp tác với cơ quan chức năng, cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng thì họ mới có cơ sở thẩm định, có bằng chứng để làm rõ sản phẩm của đối tượng kia là giả, lúc đó mới xử lý được. DN mà cứ né tránh, e ngại thì cuộc chiến này còn lâu mới thành công.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Chống hàng giả: DN phải 'tự cứu'

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO