Cơ hội từ hiệp định thế hệ mới

Thanh Giang 27/03/2019 08:00

Ngày 26/3, tại TP HCM, Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức hội thảo CPTPP - cơ hội từ một hiệp định thế hệ mới, chất lượng cao.

Theo đại diện Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,cơ hội từ CPTPP rất lớn. Để tận dụng đòi hỏi, doanh nghiệp phải chủ động nguồn nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu xuất xứ và thay đổi phương thức sản xuất nhằm hạn chế các rào cản thương mại.

Cơ hội từ hiệp định thế hệ mới

Tháo rào cản để doanh nghiệp phát triển.

Hầu hết các chuyên gia kinh tế cho rằng, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương- CPTPP với những cam kết cắt giảm thuế, mở cửa cho dịch vụ, đầu tư, phân phối thì cơ hội cho DN Việt mở rộng thị trường ở 7 nước tham gia CPTPP và cả các nước khác là rất lớn. Hiệp định quy định rõ, các quốc gia cam kết xóa bỏ từ 78%- 95% số dòng thuế cho hàng Việt vào thị trường của họ ngay khi hiệp định có hiệu lực. Cuối lộ trình thuế suất xóa bỏ là 97- 100%. Ngay cả những nước mà Việt Nam chưa có hiệp định thương mại song phương nhưng Canada, Mexico, Peru xóa bỏ khá lớn thuế suất nhập khẩu hàng hóa. DN cũng phải tìm hiểu thêm mộtsố khác biệt ở từng quốc gia tham gia hiệp định này vì thời điểm xây dựng và đàm phán các quy định là từ năm 2012 và hiện giờ nhiều quốc gia đã điều chỉnh quy định ngay trong nội địa theo hướng sẽ cắt giảm thuế quan sâu hơn. Các chuyên gia khẳng định, cơ hội phát triển thị trường sẽ mở ra.

Phần còn lại, doanh nghiệp muốn có được ưu đãi đó thì sản xuất hàng hóa phải đáp ứng được các yêu cầu của CPTPP, quan trọng nhất là quy định về xuất xứ hàng hóa. Trong đó, có xuất xứ thuần túy (sản xuất và nguyên liệu ở nước xuất khẩu), xuất xứ nội khối, xuất xứ một phần. Theo cơ quan quản lý, ở các hiệp định cũ, 39% nguyên liệu không đúng xuất xứ cũng không được cộng gộp. Riêng CPTPP, nguyên liệu nhập khẩu không đạt xuất xứ nhưng có giá trị gia tăng 1% vẫn được phép cộng gộp.

Nhận định rõ cơ hội từ CPTPP dành cho DN, song theo bà Nguyễn Thị Thu Trang- Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệpViệt Nam, DN tận dụng cơ hội từ giảm thuế suất nhập khẩu chưa được nhiều. Bà Nguyễn Thị Thu Trang lý giá, quy tắc xuất xứ hàng hóa không phải là chuyện ngày một ngày hai tìm kiếm nguồn cung mà cần cần cả một chặng đường cụ thể. Cần phải có sự thay đổi trong tìm kiếm nguồn cung, quy trình sản xuất để đạt được các quy tắc xuất xứ. Cho nên nếu DN chưa quan tâm tìm hiểu, chưa có hành động cụ thể để thay đổi cách thức thì rất khó để tận dụng. Khắc phục nhược điểm này đồi hỏi phải phát triển tốt ngành công nghiệp phụ trợ. CPTPP cũng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy ngành phụ trợViệt Nam phát triển nhanh hơn. Về nguyên nhân khách quan, có nhiều sản phẩm “made in Vietnam” sử dụng nguyên liệu từ các nước với giá trị nguyên liệu quá lớn sẽ không đáp ứng được mặt thuế quan. Chưa kể hàng có thế mạnh thì thuế suất giảm không nhiều và ngược lại.

Ngoài những thay đổi phù hợp đáp ứng yêu cầu về xuất xứ, DN còn phải đổi mới phương thức sản xuất theo hướng hiện đại hơn để sản phẩm chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn các nước.“Đối với DN xuất khẩu thuế quan chỉ là một phần câu chuyện. Rào cản tự vệ thương mại của các nước không kém phần quan trọng, có thể không vượt qua được” - đại diện một DN băn khoăn. Bởi vì, trong các quốc gia tham gia CPTPP, các biện pháp phòng vệ thương mại không hề mất đi. Tại đây vẫn áp dụng các biện pháp tự vệ toàn cầu để có thể loại trừ hàng xuất xứ CPTPP và tự vệ đặc biệt chỉ áp dụng với hàng hóa của một số nước. Các nước vẫn thực hiện hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá, chống trợ cấp tương tự như trong WTO. Vẫn yêu cầu rõ về đóng gói, ghi nhãn sản phẩm, chất lượng, công năng sản phẩm. Bên cạnh đó, các nước còn bổ sung thêm một số nội dung khác nhưng nhìn chung là rào cản có phần về minh bạch, hợp tác.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cơ hội từ hiệp định thế hệ mới

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO