Có thể xử lý những nhà báo gây ảnh hưởng đến uy tín toà soạn

An Vũ (ghi) 10/08/2017 20:05

Tòa soạn Cần xây dựng “Quy chế phát ngôn” và Quy chế “Bảo mật thông tin” để ràng buộc trách nhiệm đối với các phát ngôn của nhà báo để tránh việc phát ngôn ảnh hưởng thương hiệu, uy tín của Tòa soạn. Đối với việc một số nhà báo dùng mạng xã hội để công kích đồng nghiệp thậm chí xúc phạm đồng nghiệp thì đã có chế tài của Luật hình sự để xử lý- Luật sư Ngô Phương Thảo

Luật sư Ngô Phương Thảo.

1. Là người yêu công nghệ thông tin, tôi biết đến mạng xã hội rất lâu nhưng chính thức tham gia từ năm 2009, hiện nay mạng xã hội trở nên phổ biến với mọi người đặc biệt là giới trẻ, ở mặt tích cực của mạng xã hội nó giống như khối cầu xoay chuyển giúp nắm bắt thông tin, giao lưu, kết bạn với mọi người khắp mọi nơi vì những tính năng giao tiếp như: trò chuyện, xem phim, ảnh, điện thoại internet, ghi nhật ký cá nhân, tạo diễn đàn, bày tỏ quan điểm, buôn bán online (zalo, face book)…mạng xã hội có tính lan truyền rộng nên thu hút số lượng lớn người tham gia.Tuy nhiên vẫn có những tiêu cực nhất định:

Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực của smartphone, mọi người có thể sử dụng mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, chính điều đó đã khiến cho mạng xã hội trở thành con dao hai lưỡi khi đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích nhưng cũng không ít tác hại.

Ngày nay mạng xã hội đã phá vỡ những giá trị truyền thống, giảm sự tương tác giữa mọi người, một số người dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội giảm năng suất làm việc, học hành. Một số trường hợp ảnh hưởng sức khỏe: bị mắc chứng trầm cảm, một số trường hợp mâu thuẫn đưa lên mạng xã hội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác, một số trường hợp quá kích động dẫn đến gây tội ác….

2. Tôi cho rằng Luật sư, Nhà báo hay bất kỳ nghề nghiệp nào cũng đều mang hai trọng trách lớn lao đó là chức năng nghề nghiệp và chức năng xã hội. Riêng đối với Nhà báo, chức năng xã hội của nghề này càng quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn.

Dù nhà báo có sử dụng mạng xã hội để phát ngôn, nêu quan điểm như một “cư dân mạng” bình thường thì cộng đồng xã hội dễ hiểu đấy là quan điểm của nhà báo, và ít nhiều mang quan điểm của cơ quan báo chí nơi nhà báo đó đang làm việc. Do vậy, việc giữ hình ảnh của nhà báo trên mạng xã hội là việc làm cần thiết và quan trọng. Việc nhà báo đưa thông tin, bày tỏ quan điểm riêng trên mạng xã hội càng cần phải cẩn trọng, nghiêm túc, chuẩn mực giống như khi tác nghiệp báo chí.

Việc bảo mật thông tin nội bộ là nguyên tắc hàng đầu khi bạn làm việc trong cơ quan tổ chức. Thiết nghĩ Tòa soạn Cần xây dựng “Quy chế phát ngôn” và Quy chế “Bảo mật thông tin” để ràng buộc trách nhiệm đối với các phát ngôn của nhà báo để tránh việc phát ngôn ảnh hưởng thương hiệu, uy tín của Tòa soạn. Đối với việc một số nhà báo dùng mạng xã hội để công kích đồng nghiệp thậm chí xúc phạm đồng nghiệp thì đã có chế tài của Luật hình sự để xử lý.

Với thời đại này, việc mọi người trao đổi, bùng nổ thông tin thông qua mạng xã hội là vấn đề không thể tránh khỏi.

Mọi người không nên để mạng xã hội chi phối quá nhiều đến đời sống cá nhân, công việc của mình. Bởi “mạng xã hội không thể là ông chủ của bạn, chính bạn phải là người điều khiển mạng xã hội”. Có thể bạn thỏa mãn được cảm xúc cá nhân bạn khi bày tỏ được hết bức xúc trong công việc, với đồng nghiệp nhưng bạn không thể kiểm soát được hậu quả do những thông tin bị rò rỉ gây ra.

3. Việc gây ảnh hưởng đến uy tín của tòa soạn cũng như việc công bố những nhận định không cơ sở, hoặc những lời buộc tội, đặc biệt là những gì làm tổn hại thanh danh người khác là ngược với đạo đức của người làm báo và tùy tính chất, mức độ cũng như hậu quả mà hành vi nói trên gây ra thì người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Để xử lý những cá nhân đưa các thông tin nội bộ tòa soạn công khai trên mạng xã hội hay làm lộ bí mật đề tài bản thân đang tác nghiệp làm ảnh hưởng đến uy tín chính tòa soạn mình đang làm việc, trước tiên, để có cơ chế/chế tài xử lý sai phạm của một cá nhân trong tổ chức thì tổ chức/tòa soạn đó cần kiện toàn lại nội quy, điều lệ của tòa soạn. Khi có cá nhân vi phạm ở mức độ nhẹ thì tổ chức nên tiến hành khiển trách/cảnh cáo trong nội bộ trước. Nếu bắt buộc phải xử lý bằng chế tài mạnh hơn thì tổ chức cần lưu lại các bằng chứng chứng minh hành vi sai phạm và liên hệ với cơ quan có thẩm quyền xử phạt.

Trong điều kiện xã hội phát triển như hiện nay, hoạt động báo chí và nghề Nhà báo ngày càng giữ vai trò lớn. Bởi vậy, nếu bộ quy tắc ứng xử và chế tài về việc phát ngôn trên mạng xã hội với các nhà báo được ban hành thì mỗi nhà báo sẽ phải lấy đây làm chuẩn mực cho sự tu dưỡng, rèn luyện, qua đó giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của nhà báo, xứng đáng với sự tôn trọng và tin cậy của xã hội.

Quy tắc đạo đức ứng xử là những quy định về chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Nhà báo trong hành nghề và trong lối sống, là thước đo phẩm chất đạo đức của Nhà báo. Danh dự, uy tín trong hoạt động nghề nghiệp của Nhà báo gắn liền với quá trình thực hiện mối quan giữa Nhà báo với khách hàng, với đồng nghiệp cũng như với các cơ quan ngôn luận, truyền thông... Bởi vậy, nguyên tắc xây dựng quy tắc ứng xử trước tiên phải dựa trên nền tảng đạo đức và phù hợp với pháp luật về Báo chí.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Có thể xử lý những nhà báo gây ảnh hưởng đến uy tín toà soạn

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO