Công xưởng tranh sơn dầu 'nhái' của thế giới hiện ra sao?

Theo TTO 20/02/2018 16:23

Vào thời hoàng kim, những 'thợ' chép tranh ở làng Dafen đã sản xuất đến 60% các bức tranh sơn dầu nhái các tác phẩm danh tiếng.

Công xưởng tranh sơn dầu 'nhái' của thế giới hiện ra sao?

Bên trong công xưởng chép tranh ở Dafen: vưởng vẽ, phòng ăn, phòng trưng bày là một - Ảnh: Haibo Yu.

Sau thời hoàng kim, kể từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 2008, vị trí này đã dần mai một. Nay làng Dafen chép tranh bán cho nhu cầu nội địa ở Trung Quốc nhiều hơn.

Dafen là một làng ngoại ô thành phố Thẩm Quyến, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Sự nổi tiếng với tranh sơn dầu của làng bắt đầu vào cuối những năm 1980 khi họa sĩ - doanh nhân Huang Jiang từ Hồng Kong về sống ở làng.

Ông Huang đã kết nối với các họa sĩ và sinh viên mỹ thuật khác chép lại các bức tranh nổi tiếng của các họa sĩ phương tây như Vincent van Gogh, Leonardo da Vinci hay Rembrandt để bán cho thị trường thế giới.

Công xưởng tranh sơn dầu 'nhái' của thế giới hiện ra sao? - 1

Công xưởng tranh sơn dầu 'nhái' của thế giới hiện ra sao? - 2

Ảnh trước: Tranh gốc của Van Gogh - Ảnh sau: Tranh chép ở Dafen

Các bức tranh chép được bán cho những người mua sỉ, các khách sạn và trung tâm hội nghị, những người sưu tầm tranh và chủ sở hữu của các phòng trưng bày mua bán tranh chép. Làng Dafen đã nhanh chóng chuyển mình trở thành một thành phố sôi động.

Ngày nay, có khoảng 8.000 người sống ở Dafen, trong đó bao gồm các họa sĩ, những người làm khung, những người môi giới tranh và gia đình của họ.

Theo như tờ Al Jazeera mô tả: "Tất cả đều mọi không gian được trưng dụng làm phòng tranh hay chỗ chép/vẽ tranh. Một căn phòng vừa là xưởng vẽ, vừa là phòng ngủ, vừa là phòng nghỉ ngơi, vừa là không gian trưng bày tranh trong khi quần áo được phơi ngay bên ngoài."

Dafen cũng trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch ở Trung Quốc đối với những người thích tìm mua các bức tranh chép hoặc đơn giản chỉ là tò mò muốn biết các họa sĩ đã chép tranh ở quy mô công nghiệp như thế nào.

Một số xưởng vẽ còn tập hợp nhiều họa sĩ chuyên chép các nhát cọ riêng. Mỗi họa sĩ sẽ phụ trách từng phần chuyên biệt trong cùng một tác phẩm: ví dụ, người thì phụ trách phần thiên nhiên, cây cối, người tả đôi mắt để thể hiện các nét cọ phù hợp.

Công xưởng tranh sơn dầu 'nhái' của thế giới hiện ra sao? - 3

Công xưởng tranh sơn dầu 'nhái' của thế giới hiện ra sao? - 4

Ảnh trước: Tranh gốc của Van Gogh - Ảnh sau: Tranh chép ở Dafen.

Đối với một số họa sĩ, việc học hỏi và chép các bức tranh của các họa sĩ lớn là một cách để thoát nghèo.

Một số người đã thành công trong việc kinh doanh tranh chép, không còn là người học việc và mở được phòng tranh riêng ở làng.

Tuy nhiên, công nghiệp chép tranh ở Dafen cũng không phải là một nghề dễ dàng.

Cạnh tranh ở đây rất gay gắt do các họa sĩ chép tranh ở Dafen thường bán các bức tranh chép của họ với giá rẻ - một mức giá có thể coi như giá sỉ cho những người mua trung gian sở hữu các phòng tranh sau đó bán lại cho người mua ở nước ngoài với giá cao gấp nhiều lần.

Trong vòng 10 năm qua, sự khó khăn càng lớn hơn khi suy thoái kinh tế vào năm 2008 khiến nhu cầu giảm mua tranh chép giảm mạnh của người phương Tây giảm mạnh và các họa sĩ phải tìm cách thay đổi phong cách của họ để sinh tồn.

Ngày nay, thay vì thỏa mãn nhu cầu của người mua phương tây, các họa sĩ lại nhắm vào người mua là tầng lớp giàu có đang xuất hiện ngày một nhiều ở Trung Quốc với các bức tranh mang đậm nét văn hóa Trung Quốc vẽ các loài hoa, tranh chân dung hoặc tranh lãnh tụ như Mao Trạch Đông.

Trước làn sóng thay đổi phong cách chép tranh mới, một số học sĩ chép tranh Tây nay không còn thích hợp với nghề và bị thải hồi. Họ bị dạt ra và phải mở các xưởng vẽ nhỏ dọc các lối đi do không trả nổi tiền thuê nhà.

Vệc chép tranh ở Dafen, một mặt nào đó đã giúp các họa sĩ mới, sinh viên mỹ thuật học hỏi về kỹ năng vẽ tranh, pha màu để rồi từ đó, vẽ các tác phẩm riêng song song với việc kiếm sống bằng nghề chép tranh.

Chính quyền địa phương đã lên kế hoạch giúp Dafen kiếm nhiều tiền hơn từ du khách bằng việc biến nơi đây thành một công viên nghệ thuật và đã di dời nhiều tòa nhà nơi các họa sĩ đang sống và làm việc để phục vụ dự án này.

Một vài con số về làng Dafen:

800: bức tranh nhái được sản xuất trong vòng 40 ngày chỉ ở 1 xưởng vẽ ở Dafen 80%: người mua tranh đến từ nước ngoài vào giai đoạn trước 2008.

70%: người mua tranh là người mua trong nước - vào năm 2016.

70 năm: là thời gian sau khi họa sĩ qua đời để có thể được phép chép tranh của họ.

8.000: Là số người sống ở Dafen bao gồm họa sĩ chép tranh, người làm khung, người môi giới bán tranh và gia đình của họ).

60%: của tất cả các bức tranh sơn dầu mới toàn cầu trong thập niên 1990 được sản xuất ở Dafen.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Công xưởng tranh sơn dầu 'nhái' của thế giới hiện ra sao?

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO