Cước vận tải hàng hóa sẽ khó giảm sâu khi giá dầu tiếp tục leo đỉnh

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú 12/09/2022 08:29

Hiện một số mặt hàng dầu đang có giá bán trên 25.000 đồng/lít và cao hơn giá 2 loại xăng phổ biến. Đặc biệt, mặt hàng dầu diesel là nhiên liệu chính cho hoạt động vận tải, khai thác và sản xuất đang ở mức rất cao là yếu tố bất lợi cho nhiều ngành hàng kinh tế, giảm tốc độ phục hồi của các DN, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa tiêu dùng của người dân.

Tại kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 5/9, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm giá xăng E5RON92 thêm 366 đồng/lít và giá bán còn 23.359 đồng/lít; giảm giá xăng RON 95- III 439 đồng/lít về mức 24.230 đồng/lít. Tuy nhiên, trong kỳ điều hành này giá dầu diesel tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm 1.429 đồng/lít lên 25.188 đồng/lít; Dầu hỏa cũng tăng 1.389 đồng/lít và giá bán là 25.445 đồng/lít. Riêng mặt hàng dầu mazut 180CST 3.5S giảm thêm 471 đồng/kg còn 16.077 đồng/kg.

Điều đáng chú ý là sau khi điều chỉnh giá, hiện một số mặt hàng dầu đang có giá bán trên 25.000 đồng/lít và cao hơn giá 2 loại xăng phổ biến. Đặc biệt, mặt hàng dầu diesel là nhiên liệu chính cho hoạt động vận tải, khai thác và sản xuất đang ở mức rất cao là yếu tố bất lợi cho nhiều ngành hàng kinh tế, giảm tốc độ phục hồi của các DN, ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa tiêu dùng của người dân. Cước vận tải hàng hóa sẽ khó giảm sâu khi giá dầu liên tục tăng.

Ảnh minh họa.

Theo lý giải của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương, sở dĩ giá dầu hiện đã tăng cao hơn và xăng là do đầu kỳ giá xăng dầu liên tục tăng cao khi Opec dự kiến cắt giảm sản lượng; lo ngại về việc Mỹ không sắp xếp các nhiệm vụ bổ sung đối với Iran trong thỏa thuận hạt nhân Iran; sản xuất, khai thác dầu của Libya và Nigeria không cải thiện; tồn kho xăng dầu của Mỹ giảm trong khi mùa mưa bão tại Mỹ đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và vận chuyển dầu thô…

Nhận định về nguyên nhân giá dầu thế giới liên tục tăng thời gian gần đây, một số chuyên gia am hiểu thị trường cho rằng, giá dầu tăng xuất phát từ nhu cầu tăng cao khi các nước châu Âu chuyển sang sử dụng nguyên liệu thay thế khí đốt của Nga vốn đang rất đắt đỏ. Ngoài ra, do nhu cầu trên thế giới tăng mạnh với dầu diesel, chuẩn bị cho mùa đông sắp tới do lo ngại thiếu hụt mặt hàng này; nguyên nhân khác cũng là do xuất khẩu dầu diesel từ Nga và Trung Quốc giảm mạnh…

Để ứng phó với thực trạng giá dầu liên tục tăng cao ảnh hưởng đến giá bán tại thị trường trong nước, trong khi điều hành ngày 5/9, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính quyết định dừng trích lập quỹ BOG đối với mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa, đồng thời, thực hiện chi quỹ BOG đối với các mặt hàng này để hạn chế mức tăng cao của giá mặt hàng dầu Diesel và dầu hỏa; giữ nguyên mức trích lập quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng và dầu mazut để giảm giá các mặt hàng này theo xu hướng giảm của giá thị trường thế giới.

Cụ thể Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã thực hiện trích lập quỹ BOG đối với mặt hàng xăng E5Ron92 ở mức 451 đồng một lít (như kỳ trước), xăng Ron95 ở mức 493 đồng/lít (như kỳ trước), dầu diesel ở mức 0 đồng một lít (kỳ trước là 250 đồng/lít), dầu hỏa ở mức 0 đồng/lít (kỳ trước là 400 đồng/lít), dầu mazut ở mức 641 đồng/lít (như kỳ trước). Chỉ sử dụng quỹ bog đối với dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 100 đồng/lít.

Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính thực hiện đúng quy định để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với điện biên giá xăng dầu trên thế giới. Đồng thời, sử dụng công cụ quỹ BOG một cách hiệu quả và linh hoạt, nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của ra thế giới.

Bảng giá xăng dầu sau phiên điều hành 5/9/2022 (Nguồn: Pvoil)

Giá dầu tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ thủy sản của ngư dân, đặc biệt có liên quan đến chi phí vận chuyển hàng hóa mà trong đó xăng dầu chiếm đến 33,35% giá thành vận chuyển. Chính vì vậy tâm trạng này sẽ dẫn đến những hệ lụy như: Lượng thủy hải sản đánh bắt sẽ bị giảm sút mạnh giá của các mặt hàng này sẽ bị đẩy lên cao so với giá bình quân của thời kỳ xăng dầu ở mức 20 đến 22 nghìn đồng một lít. Mặt khác, Chính phủ, Bộ Công Thương đang đề nghị các đơn vị sản xuất kinh doanh giảm giá hàng hóa khi giá xăng dầu đã trở về nước năm 2021. Nếu tình trạng giá dầu diesel hiện nay kéo dài trong nhiều tháng từ nay đến cuối năm thì hiệu lực của việc chỉ đạo giảm giá sẽ bớt hiệu quả.

Lượng dự trữ xăng dầu trong nước hiện nay còn quá mỏng trong khi nhiều quốc gia từ lâu đã tăng cường dự trữ các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, than… khi nào giá các loại nhiên liệu này ở mức thấp sẽ tăng mua vào, khi nào giá cao sẽ đưa ra sử dụng để bình quân lại giá; việc này vừa chủ động điều chỉnh được với những biến động lớn của giá xăng dầu thế giới vừa tránh không ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và doanh nghiệp. Cùng với đó, cần thiết kế lại chuỗi cung ứng xăng dầu, giảm bớt trung gian, in các chi phí trong cơ cấu giá cơ sở hiện nay đã lạc hậu và không còn phù hợp, sắp xếp lại các đầu mối nhập khẩu buôn bán xăng dầu có cơ chế ổn định hợp lý về phân chia lợi nhuận, chiết khấu cho các đơn vị buôn bán lẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Cước vận tải hàng hóa sẽ khó giảm sâu khi giá dầu tiếp tục leo đỉnh

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO