Giữ gìn nét văn hóa truyền thống

Quỳnh Anh 14/10/2015 10:28

Ngay cả những vị cao niên trong bản Na Sang II, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cũng không biết rõ nghề dệt thổ cẩm của bản có từ bao giờ. Họ chỉ biết rằng, từ khi lọt lòng mẹ thì tiếng khung cửu đã trở lên quen thuộc như tiếng róc rách của con suối Hồng Khếnh quanh năm chảy xiết. Để giữ gìn, bảo tồn nét văn hóa truyền thống quý báu đó, tháng 8 – 2007, HTX dệt thổ cẩm Lào Na Sang II ra đời. Từ đó đến nay, các sản phẩm của HTX không những có mặt tại nhiều tỉnh thành trong nước mà còn

Giữ gìn nét văn hóa truyền thống

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống tại Na Sang II

Trong cái bắt tay thật chặt, ông Nguyễn Văn Đóa, Chủ tịch UBND xã Núa Ngam cho biết: HTX dệt thổ cẩm Lào Na Sang II đã tạo công ăn việc làm cho 30 người với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. HTX đã góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Mỗi sản phẩm thổ cẩm được làm ra đều là sự kết tinh của trí tuệ, sự khéo léo của các chị em trong bản Na Sang II nói riêng và xã Núa Ngam nói chung. Ông Đóa cũng không biết nghề dệt thổ cẩm có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, các gia đình người dân tộc Lào đã đến sinh sống, định cư tại bản Na Sang II từ rất lâu, nhưng với bản tính thân thiện họ sống rất hòa thuận với các dân tộc anh em ở đây. Văn hóa dân tộc Lào cũng vì vậy được giao thoa, gìn giữ.

Tham gia HTX dệt thổ cẩm ngay từ những ngày đầu thành lập, chị Lò Thị Viên, thôn Na Sang II luôn trăn trở trước sự mai một bản sắc văn hóa của dân tộc Lào. Chị Viên cho biết: Thời gian đầu, nhiều người không muốn tham gia vào HTX dệt thổ cẩm vì chưa hiểu được lợi ích của việc này. Để vận động mọi người, chị Viên đã kiên trì đến từng nhà, vận động từng chị em trong bản. Đến nay HTX đã có 30 chị em tham gia.

Không riêng chị Viên mà chị Lò Thị Ca cũng đã trở thành thành viên cốt cán của HTX dệt thổ cẩm Lào Na Sang II cũng bởi tình yêu của chị đối với thổ cẩm. Vui vẻ kể về câu chuyện của mình, chị Ca cho biết: Không vào HTX thì thôi chứ khi vào rồi mới thấy lợi ích mà HTX đem lại. Các chị em tham gia HTX đều có ý thức tổ chức cao. Khi nào HTX có đơn đặt hàng thì những thành viên cốt cán của HTX sẽ phân chia công việc đều đặn cho mỗi người, để các chị em ai cũng có thu nhập. Không chỉ dừng lại ở việc tạo công ăn việc làm, tham gia HTX các chị em còn được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng thêu. Nhờ vậy, các sản phẩm làm ra ngày càng đẹp và tinh xảo hơn. Cùng với nâng cao tay nghề, các chị em ở đây còn được nâng cao kỹ năng về giao tiếp, kỹ năng sống, kiến thức nuôi dậy con cái, chăm sóc gia đình. Một số chị em còn tham gia lớp học xóa mù chữ và có thể theo học các lớp tập huấn về mẫu mã, nhận biết màu chỉ phù hợp với từng mẫu thiết kế.

Đề góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống của bà con các dân tộc trong tỉnh, những năm qua, MTTQ và các đoàn thể đã không ngừng tuyên truyền, vận động người dân lưu giữ, bảo tồn, phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình. Ông Giàng A Tính, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Điện Biên cho biết: Các sản phẩm thêu và dệt thổ cẩm là những sản phẩm thủ công điển hình của vùng Tây Bắc. Sự phát triển bền vững của thổ cẩm và thêu không những góp phần cải thiện cuộc sống của người dân mà còn cải thiện nền kinh tế tỉnh nói chung.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Giữ gìn nét văn hóa truyền thống

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO