Đào tạo bác sĩ đừng ‘chạy theo trào lưu’

M.L. (ghi) 27/11/2015 13:55

Trao đổi với báo giới về sự việc Đại học Kinh doanh - Công nghệ được đào tạo bác sĩ, ĐB QH Phạm Khánh Phong Lan (Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh) cho hay, tôi thì đã đến lúc phải siết lại chất lượng chứ ko phải chạy theo trào lưu.

Nếu như thực sự họ (Trường Đại học Kinh doanh công nghệ - PV) đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, cơ sở đào tạo, cơ sở thực hành cho các bác sĩ đạt yêu cầu, đội ngũ giảng viên đạt yêu cầu cùng với đầu vào mức điểm đương nhiên thấp hơn các trường y dược chính thống thì chúng ta vẫn có thể hy vọng.

Hiện nay các ý kiến chưa thống nhất, nhưng quan điểm riêng của cá nhân tôi thì phải ủng hộ chất lượng, ko chỉ riêng trường này mà trong thời gian tới phải rà soát sắp xếp lại chứ không thể để tỉnh nào cũng có đại học để “sản xuất” ra bác sĩ riêng như thế thì không được.

Bà Phong Lan nêu thực tế, nhiều cán bộ y tế đang hoạt động, thì nội việc quá tải bệnh nhân rồi bao nhiêu công việc thì cũng khó có thể cùng một lúc chạy sô nhiều trường để giảng dạy mà vẫn đảm bảo được chất lượng. Thà chúng ta coi trọng chất lượng còn hơn là chạy theo số lượng.

Đào tạo bác sĩ đừng ‘chạy theo trào lưu’

Bà Phạm Khánh Phong Lan.

- Có ý kiến cho rằng đầu vào của trường Kinh doanh công nghệ vốn đã rất thấp. Việc Bộ Giáo dục cho trường này được phép tuyển sinh ngành y là chuyện như đùa, “đùa với tính mạng của người dân”.

- Trường Đại học Kinh doanh công nghệ ở Hà Nội cho nên tôi cũng chưa có ấn tượng gì nhiều về trường này nên ko dám bình luận, nhưng rõ ràng, đào tạo y dược ko chỉ ở Việt Nam mà ở các nước phải ở top điểm cao nhất.

Thực ra tôi không nói rằng chỉ qua một kỳ thi đại học hay như hiện nay Bộ Giáo dục cho chung hai kỳ thi, có thể đánh giá được hết năng lực của học sinh, vẫn có trường hợp thí sinh điểm thi không thật cao nhưng vẫn học rất giỏi, ngược lại có thí sinh thi đầu vào rất cao nhưng ra không được. Nhưng vẫn phải dáp ứng một chuẩn nào đó.

Tôi nghĩ trường này khi tiến hành các biện pháp xin mở ngành phải đáp ứng các tiêu chuẩn, và họ phải suy nghĩ, ít ra trong số các thí sinh được tuyển vào trong trường, nếu không cao bằng mặt bằng với các trường khác thì cũng phải cao so với mặt bằng các khoa trong trường đó. Còn cụ thể như thế nào thì các cơ quan hữu quan phải có ý kiến, phải đảm bảo chất lượng. Nếu không đạt chất lượng thì chúng ta mạnh dạn không đồng ý, tránh trường hợp lời nói không đi đôi với việc làm.

Bộ Y tế đã rất nhiều lần kêu ca phàn nàn về chất lượng của các bác sĩ, dược sĩ ra trường và loạn đào tạo về y dược, quá nhiều. Các Bộ phải thống nhất với nhau chứ không thể “cứ kêu như vậy, nhưng với từng trường hợp nếu không đạt chuẩn mà vẫn cấp”. Phải đánh giá một cách thực sự khách quan, công bằng, trên thực tế trường đó có đảm bảo hay không.

- Bà cho rằng dư luận lo ngại khi trường này được phép đào tạo ngành y dược là đúng?

- Dư luận quan ngại là hoàn toàn có lý, tôi nghĩ không chỉ riêng trường hợp của trường này mà còn rất nhiều trường khác. Đây cũng là dịp để chúng ta nhìn lại để sắp xếp lại, để người cán bộ y tế được đào tạo ra đúng chất lượng, đúng với yêu cầu của xã hội.

Ở đây, đáng buồn trong ngành y dược, căn bệnh trầm kha chính là chạy theo bằng cấp. Cái này là tư duy ăn xổi ở thì. Nó làm mất tất cả giá trị, mà trước mắt, bác sĩ hay dược sĩ kém chất lượng ra trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xã hội.

Bà Phạm Khánh Phong Lan cũng đề nghị xem xét lại đối với toàn bộ cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực. Thời điểm đi thẩm định đạt hay không, xem lại về biên bản có thống nhất với Bộ Y tế hay không, và cứ theo ba rem thôi, đạt thì cho, còn không thì thôi.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Đào tạo bác sĩ đừng ‘chạy theo trào lưu’

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO