Davos và tham vọng ‘đại khôi phục’

Phan Quang Vũ 26/01/2021 07:40

Ngày 25/1, nhà sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos (WEF), ông Klaus Schwab đã đọc diễn văn khai mạc bằng thông điệp video, khẳng định 2021 sẽ là một năm thế giới thoát khỏi đại dịch một cách “linh hoạt hơn, bao trùm hơn và bền vững hơn”. Tuy nhiên, giới quan sát quốc tế cho rằng, rất có thể đó cũng chỉ là “kỳ vọng”.

Kinh tế thế giới năm 2021 sẽ phục hồi không đồng đều. Nguồn: Economic Times.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã bắt đầu Hội nghị Davos trực tuyến từ ngày 25/1, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chìm sâu vào khủng hoảng. Vì thế, chương trình nghị sự của hội nghị được cho là sẽ bao gồm vấn đề tình trạng thất nghiệp và nợ tăng cao, bất bình đẳng thu nhập gia tăng, cũng như vấn đề biến đổi khí hậu.

1. Trước đó, theo thông báo chính thức, Hội nghị cấp cao Davos lần thứ 51 sẽ diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock của Thụy Sĩ từ ngày 18 - 21/5/2021, thay vì được tổ chức vào tháng 1/2021 theo kế hoạch trước đó.

Với chủ đề “Cuộc đại khôi phục”, Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos 2021 được cho là kỳ vọng sau năm 2020 thế giới chìm sâu vào khủng hoảng. Truyền thống quốc tế cho rằng, tại Diễn đàn Davos lần này các nhà lãnh đạo toàn cầu sẽ cùng nhau vạch rõ con đường phục hồi chung trong kỷ nguyên hậu Covid-19 và tái thiết một xã hội gắn kết và vững mạnh hơn.

Cũng cần nhắc lại, Hội nghị cấp cao Davos 2020 đã được tổ chức tháng 1/2020 - thời điểm thế giới bắt đầu nhận thức về sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2. Hơn 50 nguyên thủ quốc gia đã tham dự hội nghị với các chủ đề chú trọng đến sự bền vững và tìm kiếm mô hình mới của kinh tế toàn cầu.

Năm nay, lần đầu tiên Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos được tổ chức trực tuyến.

Ngày 18/1/2021, WEF đưa ra thông báo chính thức về Chương trình nghị sự Davos 2021 sẽ được tổ chức từ ngày 25 - 29/1 với chủ đề về một năm quan trọng để xây dựng lại lòng tin Theo đó, hơn 1.500 doanh nghiệp, lãnh đạo chính phủ và xã hội dân sự từ hơn 70 quốc gia và khu vực sẽ tham dự cuộc họp trực tuyến này.

Ngay sau thông báo này, ngày 19/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tham dự Chương trình nghị sự Davos của WEF và có bài phát biểu trực tuyến vào ngày 25/1, đánh dấu sự kiện ngoại giao lớn đầu tiên trong năm mới của Chủ tịch Trung Quốc, vào thời điểm quan trọng khi thế giới vẫn chìm trong đại dịch Covid-19 và sự gián đoạn kéo dài đối với hợp tác toàn cầu.

Đáng chú ý, sau năm 2020 đầy thách thức, thế giới “chợt nhận ra rằng” nếu không nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì mức độ chìm sâu sẽ còn kéo dài, kể cả khi đại dịch Covid-19 qua đi. Kể từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19, đã làm chết hơn 2 triệu người, nền kinh tế toàn cầu “căng như dây đàn”, và nỗ lực phân phối vaccine toàn cầu đã được Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) mô tả là đang đối mặt với nguy cơ “thất bại thảm hại”, thì việc phục hồi kinh tế trên phạm vi toàn cầu lại càng căng thẳng.

Nhà sáng lập WEF Klaus Schwab.

2. Năm 2020, WEF lần sự tham gia của gần 3.000 đại biểu đến từ 117 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 53 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của 1.000 công ty đối tác và thành viên nhằm hỗ trợ các chính phủ và các tổ chức quốc tế trong việc theo dõi tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris, các mục tiêu phát triển bền vững và tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận về công nghệ và quản trị thương mại.

Tại Diễn đàn năm 2020, theo cảnh báo của WEF, lượng khí nhà kính trong khí quyển nhiều hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử loài người. Các nhà khoa học ước tính nhiệt độ trung bình có thể tăng 5độ C vào cuối thế kỷ 21 do các hoạt động kinh tế ngày càng tăng. Vì thế, mục tiêu đạt tới là phải hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 2 độ C, trong vòng 10 năm.

Chủ để của Davos 2020 “Cùng một thế giới gắn kết và bền vững hơn”. Tuy nhiên, lúc bấy giờ không ai có thể lường được cũng ngay trong năm này thế giới đã đảo lộn chỉ vì Covid-19. Vì thế, có thể nói rằng chủ đề Davos đưa ra cho năm 2020 đã không đạt được.

Vào cuối năm 2020, Giáo sư Klaus Schwab - người sáng lập và là Chủ tịch điều hành WEF, cho rằng mọi người đang “nổi loạn”, khác xa với cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn vào năm 1971. Điều đó được hiểu rằng “giowis tinh hoa” đã quay lưng lại với mục tiêu ban đầu là làm cho một thế giới bình yên hơn và giàu có hơn trên nền tảng kinh tế phát triển.

3. Vậy thì với Davos lần này, người ta trông đợi gì?

Có thể nói ngay rằng, người ta trông đợi vào cuộc “đại khôi phục” khi mà năm 2020 được cho là đen tối nhất kể từ khi đại chiến thế giới lần thứ 2 kết thúc (năm 1945).

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành ở châu Âu, châu Á và Mỹ (trong đó có cả các quốc gia Trung Mỹ), thì hy vọng vào cuộc đại khôi phục được cho là “xa vời”.

Dự báo lạc quan nhất được đưa ra tại Davos 2021 ngày 25/1 cũng chỉ cho rằng kinh tế toàn cầu năm 2020 tăng trưởng ở mức 3,5 (so với tăng trưởng âm năm 2020). Vấn đề cực quan trọng là phải dựa trên sự hồi phục của Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc - mà điều đó thì không thể nói chắc.

Davos là diễn đàn kinh tế hàng đầu, nhưng không phải vì thế mà có thể đưa ra điều gì đó chắc chắn cho năm 2021, chí ít là về kinh tế. Và, điều quan trọng bậc nhất là theo giới chuyên gia kinh tế hàng đầu thì trong bối cảnh khó lường của năm 2021 khi mà không ai dám nói chắc Covid-19 được kiểm soát hay không thì cũng không thể đưa ra “một con số” nào.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Davos và tham vọng ‘đại khôi phục’

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO