Để tuổi trẻ không nản lòng

Cẩm Anh 22/03/2017 08:35

Trong xu hướng hội nhập và sự phát triển như vũ bão của thông tin toàn cầu thì lớp trẻ là đối tượng tiếp cận cái mới nhanh nhất, sớm nhất và cũng dễ bị tổn thương nhất. Bối cảnh ấy không khỏi khiến người lớn thấp thỏm: Trong mịt mùng bủa vây của cám dỗ, của cạm bẫy, của thông tin cả xấu và tốt, thanh niên Việt Nam hiện nay đang ứng phó thế nào? Và làm thế nào để tuổi trẻ trở thành rường cột nước nhà, để những bạn trẻ được phát huy hết khả năng của mình, không làm lãng phí và thui chột tài năng c

Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh với phong trào tình nguyện.

Không thể phủ nhận rằng xã hội ngày nay thường hay nhạy cảm với cái xấu, cho nên một thông tin xấu làm cho người ta băn khoăn nhiều hơn, nhức nhối nhiều hơn, lan truyền nhiều hơn. Như là thông tin một “con ông cháu cha” tuổi còn trẻ mà đã thăng tiến bất thường dễ khiến xã hội định kiến, dễ “vơ đũa cả nắm” với những người khác, dù cũng “con ông cháu cha”, cũng trẻ thật, cũng “lên nhanh” thật nhưng có tài thật.

Cũng không phủ nhận rằng, điều kiện xã hội hiện nay tạo cơ hội tốt hơn cho lớp trẻ. Khởi nghiệp ngày nay gần như được định danh sẵn là đem tài năng và trí tuệ ra, để đổi lấy thành công về vật chất cụ thể, đem lại những giá trị cụ thể. Đã khác rất nhiều với một thế hệ tuổi trẻ được hiểu là lao ra nơi hiểm nguy nhất, làm những việc khó khăn nhất theo nghĩa cống hiến, dâng hiến chứ không phải để nhận về cho mình quyền lợi riêng tư.

Hiểu rõ hơn về tuổi trẻ, đặt trong bối cảnh thời đại của họ, sẽ có cái nhìn khách quan hơn, khoa học hơn, độ lượng, nhân văn hơn trong đánh giá. Sẽ chính xác hơn đối với việc hoạch định chính sách để lớp trẻ thể hiện và phát huy hết tài năng của họ.

Bởi vậy, giữa những ngày tháng 3, tuổi trẻ cả nước như được tiếp thêm nhiệt huyết khi trong cuộc gặp gỡ với 10 gương mặt trẻ tiêu biểu, Thủ tướng Chính phủ đã mong muốn lan tỏa một tinh thần khởi nghiệp. Lắng nghe ý kiến từ những bạn trẻ, Thủ tướng cho rằng làm chính sách phù hợp với nguyện vọng thiết tha của thanh niên là tạo điều kiện để các gương mặt trẻ phát huy hết tiềm năng, “không để các tài năng bị thui chột”.

10 tấm gương tiêu biểu đủ để hình dung về con đường đi của lớp trẻ hôm nay “đại học không phải con đường duy nhất, khuyết tật không có nghĩa là hết mà vẫn có thể đóng góp cho xã hội”. Vấn đề là như Thủ tướng chia sẻ: “Tôi thấy các bạn là người thông minh, tài năng, dũng cảm, nghị lực, đam mê sáng tạo, mà sự sáng tạo đó gắn với khoa học công nghệ, đặc biệt là ham mê học hỏi. Các bạn rất mong mỏi đóng góp cho Tổ quốc, cho gia đình và xã hội”. Những đóng góp đó thiết thực, không phải nửa vời, không phải “trong ngăn kéo” mà là đóng góp cho cuộc sống xã hội.

Đã hình thành một lớp người trẻ Việt Nam có thể đóng góp, có thể hội nhập và phát triển trong cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay. Mà những việc như tôn vinh các gương mặt trẻ tiêu biểu mang một ý nghĩa lớn, tạo ra sự lan tỏa, nhưng cũng chưa đủ, điều cần hơn là cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho người trẻ khởi nghiệp thành công.

Ví dụ, không thể chỉ nhìn vào một vài hiện tượng lệch lạc của giới trẻ về văn hóa, đạo đức, lối sống để bi quan về thanh niên ngày nay. Cũng như không thể chỉ thấy một số trường hợp trẻ tuổi “con ông cháu cha” thăng tiến bất thường mà cầm chân người trẻ tuổi có khả năng thật sự. Xã hội sẽ trở nên chậm chạp và thanh niên thì bỏ lỡ cơ hội nếu gạt bỏ chính sách cho tuổi trẻ tài năng được “thăng tiến bất thường”. Nếu tài năng thực sự thì bất kể là con ông cháu cha hay con cái người dân thường cũng đều được tạo cơ hội như nhau, để phát triển hết khả năng của họ. Một xã hội mà người đi trước xét nét người đi sau thì không tạo ra động lực cho lớp trẻ đi tiếp con đường của thời đại họ.

Thông điệp kiến tạo và khởi nghiệp đậm nét trong tháng thanh niên năm nay. Mỗi một giai đoạn, tuổi trẻ lại có những mục tiêu cụ thể khác nhau để thực hiện những lý tưởng sống của mình. Có những nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi trẻ ngày nay không phải ít đi lý tưởng và hoài bão cao đẹp trong cuộc sống, chỉ có điều họ không thể tìm ra hoặc đủ kiên nhẫn để đi hết con đường đến tận cùng hoài bão của mình. Xã hội còn tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực, nhiều cạm bẫy và cám dỗ… dễ khiến tuổi trẻ nản lòng. Khi cơ chế và bộ máy thực thi công vụ chưa tạo ra môi trường lành mạnh cho khởi nghiệp thì thật khó trách thanh niên rơi vào bế tắc.

Lắng nghe nguyện vọng thiết tha của thanh niên, Thủ tướng Chính phủ trong cuộc gặp gỡ với những gương mặt trẻ tiêu biểu đã giao nhiệm vụ cho các bộ ngành xây dựng chính sách phù hợp để các tài năng không bị thui chột. Đó là trách nhiệm cấp bách trong giáo dục, thử thách, trao quyền và tin tưởng ở thế hệ trẻ. Giáo dục để tạo ra một nguồn nhân lực đủ trình độ, phẩm chất tương xứng với đòi hỏi của thời kỳ mới.

Nhưng để tài năng không thui chột rất cần tin tưởng, trao quyền cho tài năng trẻ. Kết hợp linh hoạt cả 2 quá trình này là để tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển của thanh niên. Điều này về chủ trương tưởng như không còn gì để bàn cãi nữa. Nhưng trong thực tế thì nó vẫn chưa đạt như mong muốn, không phải chỉ là mong muốn của xã hội, mà còn từ chính mong muốn của thanh niên được khởi nghiệp, được cống hiến, được đóng góp cho đất nước.

Có những nghiên cứu chỉ ra rằng tuổi trẻ ngày nay không phải ít đi lý tưởng và hoài bão cao đẹp trong cuộc sống, chỉ có điều họ không thể tìm ra hoặc đủ kiên nhẫn để đi hết con đường đến tận cùng hoài bão của mình. Xã hội còn tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực, nhiều cạm bẫy và cám dỗ… dễ khiến tuổi trẻ nản lòng. Khi cơ chế và bộ máy thực thi công vụ chưa tạo ra môi trường lành mạnh cho khởi nghiệp thì thật khó trách thanh niên rơi vào bế tắc.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Để tuổi trẻ không nản lòng

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO