Điều kiện xét duyệt trợ cấp với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học?

PV (theo VGP) 30/10/2017 15:56

Bố đẻ ông Phạm Văn Cảnh (Thái Bình) tham gia kháng chiến vào năm 1965 tại các vùng bị nhiễm chất độc hóa học, xuất ngũ năm 1976. Ông Cảnh bị gai đôi cột sống do dị tật bẩm sinh. Ông Cảnh hỏi, bố ông có đủ điều kiện được xét duyệt trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học không? Nếu được thì thủ tục như thế nào?

Bộ Y tế trả lời như sau:

Ngày 30/6/2016, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH về “Hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ”.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2016, thay thế Thông tư số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18/11/2013 của Bộ Y tế và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nêu trên.

Tại Điều 7 của Thông tư số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH đã quy định rõ 17 nhóm bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học và Phụ lục 2 ban hành danh mục dị dạng, di tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học. Theo danh mục này có quy định: “Tật nứt đốt sống /Tật gai sống chẻ đôi (Spina bifida)”.

Nếu con của người hoạt động kháng chiến được bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên chẩn đoán bị mắc bệnh, tật đúng như tên di tật, dị dạng có trong danh mục nêu trên, thì đối tượng liên hệ với cán bộ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương, nơi đối tượng đang cư trú để được hướng dẫn giải quyết theo thẩm quyền.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Điều kiện xét duyệt trợ cấp với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học?

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO