Tại buổi họp báo thường kỳ Quý III do Bộ Xây dựng tổ chức chiều 30/9 tại Hà Nội, nhiều vấn đề nóng đã được nêu ra, trong đó có những sai phạm tại các dự án của Alibaba, vụ việc Thanh tra Bộ Xây dựng có vi phạm ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, đặc biệt là tình trạng một số dự án sai phạm về cấp phép xây dựng, vi phạm về số tầng, mật độ chiều cao… song vẫn tồn tại và tiếp tục được xây dựng. Liên quan vấn đề này, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng) khẳng định: Không có chuyện phạt cho tồn tại nữa mà sẽ yêu cầu dỡ bỏ.
Đối với các công trình sai phép, không phép, các công trình vi phạm về mật độ xây dựng lẫn chiều cao… không có chuyện phạt cho tồn tại nữa mà sẽ yêu cầu dỡ bỏ. Đó là khẳng định của lãnh đạo Cục Pháp chế (Bộ Xây dựng) tại buổi họp báo thường kỳ Quý III do Bộ Xây dựng tổ chức chiều ngày 30/9 tại Hà Nội.
Tại buổi họp báo, vấn đề được báo giới quan tâm nhất chính là những sai phạm tại các dự án của Alibaba thời gian qua. Nêu quan điểm của nhà quản lý về sự việc này, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản cho biết, đối với những dự án trái quy định pháp luật, chuyển nhượng đất nền với những thông tin trái quy định, hay nói nôm na là những “dự án ma” như với trường hợp của Alibaba, trách nhiệm quản lý thuộc về lãnh đạo địa phương.
“Theo quan điểm của Bộ, để triển khai một dự án bất động sản, sẽ phải qua rất nhiều công đoạn liên quan nhiều luật như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng… nếu đã gọi là dự án vi phạm thì phải xem xét dự án đó vi phạm pháp luật ở khâu nào, sai phạm ở đâu sẽ xử lý ở đó. Tuy nhiên, theo quan điểm của Bộ Xây dựng, Alibaba sai phạm ở tất cả các luật” – ông Nguyễn Trọng Ninh nhấn mạnh. Cũng theo ông Ninh, về trường hợp của Alibaba, Bộ Xây dựng có trách nhiệm thanh tra kiểm tra việc thực thi pháp luật về kinh doanh bất động sản và phối hợp với UBND tỉnh kiểm tra rà soát dự án. Song, trách nhiệm chính vẫn thuộc về UBND tỉnh. Do đó UBND tỉnh cần vào cuộc kiểm tra xem xét vi phạm và xử lý theo quy định.
“Theo quan điểm của chúng tôi, ở trường hợp vi phạm nặng như Alibaba, sẽ xử lý nghiêm chủ đầu tư, thu hồi và đình chỉ việc chuyển nhượng dự án”- ông Ninh nhấn mạnh.
Liên quan đến sự việc Thanh tra Bộ Xây dựng có vi phạm ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết, cơ quan Thanh tra của Bộ Xây dựng đã chủ động làm việc với cơ quan Công an tỉnh Vĩnh Phúc và đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình với cơ quan này. Qua làm việc đến thời điểm này, cơ quan Công an tỉnh Vĩnh Phúc vẫn chưa đưa ra một văn bản chính thức nào về tội danh của bà Kim Anh (Trưởng đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng thực hiện kiểm tra tại Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc - PV). Do đó nếu báo chí đưa thông tin thì chỉ nên ghi là vi phạm chứ không kết luận là tội danh gì, bởi hiện nay vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ để báo cáo.
“Đối với các vụ việc có tính chất phức tạp chúng tôi cần thời gian để thu thập hồ sơ tài liệu cũng như việc đánh giá các thông tin một cách khách quan”- đại diện Bộ Xây dựng cho biết và khẳng định khi nào có thông tin rõ ràng thì sẽ tổ chức hội nghị công bố công khai kết luận cuối cùng của Bộ Xây dựng.
Trả lời báo giới về tình trạng một số dự án sai phạm về cấp phép xây dựng, vi phạm về số tầng, mật độ chiều cao… song vẫn tồn tại và tiếp tục được xây dựng, đại diện Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng) khẳng định: Không có chuyện phạt cho tồn tại nữa mà sẽ yêu cầu dỡ bỏ. Đại diện Vụ Pháp chế cho biết: Theo Nghị định 139 của Chính phủ, từ ngày 1/1/2018, các công trình sai phép, không phép phải khôi phục theo đúng quyết định chứ không có chuyện “phạt cho tồn tại” nữa. Tuy nhiên, Điểm D Khoản 11 Điều 15 có quy định: Nếu công trình đang thi công mà có sai phạm thì sẽ dừng thi công và cho phép trong 60 ngày xin cấp phép xây dựng tiếp, nếu trong thời gian này, cơ quan quản lý xem xét công trình xây dựng đúng quy hoạch và cho cấp phép xây dựng tiếp thì công trình đó sẽ tiếp tục được xây dựng, còn nếu không cho phép thì sẽ yêu cầu phá dỡ.
Minh Phương
Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 2.000 xe buýt, đa phần là xe cỡ lớn 16 tới 29 chỗ ngồi nhưng hiện nay, các bến bãi dành cho phương tiện này dừng đậu lại không tương xứng.
Người Chăm sống ở các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều món ăn ngon, lạ như: Tung lò mò (lạp xưởng bò), pài pa ghênh (canh thính) và nhiều loại bánh hấp dẫn: tapei anung (bánh tét), tapei bilik (bánh ít), tapei coh (bánh cuốn), sakaya, kadaor (giống bánh đúc)… Trong đó, ginraong laya (bánh gừng) được nhiều người nhắc tới bởi đây là bánh truyền thống, có mặt trong tất cả lễ hội quan trọng của đồng bào Chăm.
Ngày 9/12, bà Võ Thị Dung - Phó Bí thư Thành ủy TP HCM thay mặt lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã đến huyện Bến Lức, tỉnh Long An để thăm gia đình và tưởng niệm cố Linh mục Nguyễn Công Danh - nguyên Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP HCM nhân dịp Lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch 2020.