Dự đoán những sự kiện nổi bật sẽ góp mặt ở Táo Quân năm 2022

Mây My 06/01/2022 09:38

Nhìn chung, năm 2021 là một năm đầy những biến động, với những sự kiện quan trọng. Trước khi tiến đến năm 2022, hãy cùng nhau điểm lại những sự kiện nổi bật dự kiến sẽ góp mặt trong chương trình Táo Quân – cuộc hẹn cuối năm 2022.

Dịch Covid- 19 bùng phát lần thứ tư

Làn sóng dịch Covid- 19 thứ 4 bắt đầu ngày 27/4, Việt Nam ghi nhận ca dương tính Covid-19 là nam lễ tân khách sạn tại Yên Bái. Giai đoạn đầu, dịch bùng mạnh ở Bắc Giang, Bắc Ninh, tấn công chủ yếu các khu công nghiệp rồi nhanh chóng lan rộng nhiều tỉnh thành, trở thành đợt dịch khốc liệt nhất kể từ khi Covid-19 xâm nhập.

Năm qua, đất nước ghi nhận nhiều ca mắc Covid- 19.

Nếu ba đợt dịch trước, cả nước ghi nhận chưa tới 3.000 ca, 35 trường hợp tử vong. Thì đến đợt dịch thứ 4, Việt Nam ghi nhận khoảng 1,5 triệu ca nhiễm, 30.000 người tử vong (tính đến ngày 23/12). Số mắc mới hàng ngày có lúc lên hơn 16.000, gấp 5 lần tổng cộng ba đợt dịch trước.

Táo quân 2021 đã lồng ghép rất khéo léo việc các Táo lên chầu phải đeo khẩu trang và cách li thì năm nay với sự kiện lớn như này đạo diễn sẽ phải rất khó khăn để đưa các nội dung vào trong kịch bản. Đặc biệt cần sự diễn xuất của cô Tế rất đáng mong đợi.

Hơn 22 triệu học sinh, sinh viên không được đến trường

Năm học 2021-2022 cũng là năm học toàn ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, bảo đảm an toàn trường học, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo.

Hơn 22 triệu học sinh, sinh viên học trực tuyến.

Trải qua một năm bị Covid-19 “đảo lộn và tàn phá”. Phần lớn trong số 22 triệu học sinh – sinh viên chỉ đến trường khoảng hai tháng, nghỉ hè 3 tháng và học online 7 tháng còn lại.

Covid-19 thay đổi hoàn toàn cách thức dạy và học. Trẻ em từ chỗ bị cấm hoặc hạn chế dùng thiết bị điện tử nay phải sử dụng nhiều giờ mỗi ngày. Mọi nội dung giảng dạy, từ tập viết cho lớp 1 đến thực hành của sinh viên đều tiến hành online, qua livestream, video mô phỏng. Khối trẻ mầm non chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Trong đó, triển khai có hiệu quả các biện pháp về phòng, chống dịch Covid-19, phối hợp với ngành Y tế chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch Covid-19 dự báo còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp.

Tổ chức khai giảng năm học mới linh hoạt theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tùy tình hình dịch bệnh tại địa phương, bảo đảm an toàn, gọn nhẹ, thiết thực, thể hiện tinh thần chia sẻ, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ dạy và học.

Tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến để hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Ngày 6/11, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được Bộ Giao thông Vận tải bàn giao cho thành phố, sau 10 năm khởi công với nhiều lần điều chỉnh tiến độ.

Gần 10 năm trễ hẹn, năm nay đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức đi vào hoạt động.

Dự án được phê duyệt năm 2008 với tổng chiều dài 13 km đi trên cao, gồm 12 ga, tốc độ tối đa 80 km/h. Kế hoạch ban đầu hoàn thành vào năm 2013. Việt Nam đã ký kết với Trung Quốc vay vốn theo Hiệp định khung, bên tài trợ vốn chỉ định tổng thầu là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc, thực hiện theo hợp đồng EPC (hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng). Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải là chủ đầu tư.

Tới tháng 10/2011 dự án mới được khởi công, thời hạn hoàn thành lùi tới năm 2015. Cùng với tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải và TP Hà Nội kỳ vọng hai dự án giải quyết cơ bản tình trạng ùn tắc, đạt mục tiêu giao thông công cộng đáp ứng 35-45% nhu cầu đi lại của nhân dân thủ đô.

Ở các năm trước khi Táo quân lên sóng đã lồng ghép nội dung Tàu cát linh thi công mãi chưa xong và đã chuyển đổi nội dung sang hát châm biếm do Táo Giao thông thể hiện. Nay đoạn đường đã hoàn thành chắc chắn sẽ là một điểm đáng chú ý trong nội dung kịch bản. Bên cạnh đó việc hàng nghìn người dân đổ xô dời thành phố do dịch bệnh thiếu việc làm sẽ được đề cập đến.

Thị trường chứng khoán, bất động sản tăng phi mã

Một năm qua, hàng loạt mã cổ phiếu của các doanh nhiệp địa ốc tăng một cách phi mã trong thời gian qua như: CEO, DIG, QCG, HQC, PTL, SCR, ITA… trong lúc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, bị thanh tra.

Thị trường chứng khoán có nhiều biến động.

Trái với những năm trước Táo kinh tế có màn đi bán chứng khoán và cổ phiếu dạo thì năm nay chứng và cổ của anh kinh tế đã lên 1 vị thế mới. Khác với năm 2020 kinh tế đi lên anh táo Kinh tế được khen ngợi thì năm 2021 là 1 năm mà kinh tế có nhiều sự biến động, lên xuống thất thường. Bởi vậy, ở cuộc hẹn cuối năm chào xuân Nhâm Dần, táo Kinh tế sẽ tiếp tục chịu sự đá xoáy của Nam Tào, Bắc Đẩu như thế nào?

Các vấn đề xã hội khác

Các vấn đề cho vay nặng lãi, lừa đảo, lợi dụng mạng xã hội để trục lợi, bôi nhọ danh dự người khác, đa cấp, tiền ảo và vấn đề sao kê cũng sẽ được đề cập đến trong kịch bản.

Táo quân năm 2022 sẽ đề cập đến những vấn đề nổi bật của đất nước, xã hội.

Bên cạnh đó, năm 2021 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của công nghệ số. Thương mại điện tử tăng trưởng 30% so với năm ngoái; doanh thu vượt 15 tỷ USD.

Ứng dụng PC Covid có hơn 32 triệu người sử dụng, giúp truy vết F0, bằng việc quét mã QR tại các điểm công cộng. Bộ Công an triển khai cấp căn cước công dân gắn chip, liên thông dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tất cả nhằm hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số Quốc gia, tiến tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Dự đoán những sự kiện nổi bật sẽ góp mặt ở Táo Quân năm 2022

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO