Đừng để Táo Quân mang rác lên chầu

Quang Vinh 04/02/2021 14:24

Theo phong tục văn hóa cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hàng năm là mọi gia đình làm mâm cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Họ tin rằng, Táo quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo những việc đã làm và chưa làm được trong năm vừa qua trình báo với Ngọc Hoàng. Sau đó, đến đêm giao thừa, các Táo mới trở lại trần gian tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Sau khi cúng ông Công ông Táo, người Việt Nam thường có tục lệ thả cá chép với mong muốn tiễn ông Táo lên Thiên đình.
Nhiều bạn trẻ tình nguyện viên của phường Ngọc Lâm đã túc trực từ sáng sớm giúp người dân thả cá chép từ trên cầu Long Biên xuống để tránh tình trạng vứt túi ni-lông bừa bãi xuống sông gây ô nhiễm môi trường.
Người dân vui vẻ đưa cá chép nhờ các bạn trẻ thả hộ xuống sông.
Cá chép được các bạn trẻ đưa vào trong thùng nhựa rồi dùng dây kéo thả xuống sông.
Tuy nhiên cũng có người quăng cả đống tro từ trên cầu xuống sông, gây ô nhiễm môi trường.
Người mẹ sau khi nhờ các tình nguyện viên thả cá xuống sông đang chỉ cho con mình về ý nghĩa của thông điệp được treo trên cầu.
Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23 tháng Chạp) thì mới kịp lên Thiên đình.
Ở trên cầu Long Biên, nơi tập trung nhiều người dân đến thả cá chép có nhiều bạn trẻ tình nguyện viên đứng cầm tấm bảng mang thông điệp giữ gìn môi trường khi thả cá chép.
Thả cá chép đúng cách là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông, hồ để cá còn có cơ hội được sống.
Người thả cá cũng không phóng sinh cá ở những nơi môi trường bị ô nhiễm vì cá sẽ ít cơ hội để sống sót.
Người dân cũng cần tránh việc đi thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa cá xuống ao, hồ, làm ô nhiễm môi trường.
Ở tại hồ Tây cũng có các sư thầy ra các điểm người dân đến thả cá để hỗ trợ việc thả cá đúng cách nhằm bảo vệ môi trường và cảnh quan xung quanh hồ.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Đừng để Táo Quân mang rác lên chầu

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO