Dùng mạng xã hội làm kênh tố cáo

Việt Quỳnh 14/04/2018 09:00

Mạng xã hội đã trở thành kênh thông tin nhanh chóng và hữu hiệu, khi chỉ cần một status “nóng” tố cáo đích danh một cá nhân hoặc một tập thể, thì ngay lập tức, sẽ lan truyền qua hàng nghìn lượt chia sẻ, thông tin liên tục được cả triệu người đọc vì số lượng comment phía dưới bài, và chỉ nửa ngày sau, nhân vật hay tập thể này “cả nước biết mặt, biết tên”, rất khó để thay đổi định kiến kể cả khi thông tin đó hoàn toàn không chứng cớ, không được kiểm tra xác thực và đối tượng bị tung tin hoàn toàn

Dùng mạng xã hội  làm kênh tố cáo

Ảnh minh họa.

Trong Khoản 2, Điều 9, Chương II của Luật Tố cáo do Quốc Hội ban hành Số: 03/2011/QH13 nêu rõ:

“Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;

b) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình;

d) Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra”.

Tại Điểm d, Khoản 1, Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã chỉ rõ: “nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”.

Góp ý dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV, nhiều đoàn đại biểu đã có các thảo luận về dự thảo Luật tố cáo (sửa đổi), trong đó, vấn nạn tố cáo trên mạng được nhiều đại biểu đề cập và tỏ ý rất quan ngại về các tác động tiêu cực.

Trong đó, ngày 23/3 vừa qua, trong Hội nghị góp ý dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) do đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Tây Ninh tổ chức, vấn đề được nêu ra là cần xem xét hiện tượng mới là tố cáo trên mạng: “Đại diện Công an tỉnh Tây Ninh kiến nghị, Luật Tố cáo (sửa đổi) cần phải xem xét, bổ sung một số quy định về việc người dân dùng mạng xã hội để tố cáo công khai, nhằm tạo áp lực cho các cơ quan Nhà nước phải vào cuộc xử lý như hiện nay; trong đó đối với các tố cáo trên mạng xã hội có cơ sở” (Theo tin Thông Tấn Xã Việt Nam).

Sáng /-4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP HCM tổ chức hội thảo góp ý dự án Luật tố cáo (sửa đổi), ông Trương Hữu Nghĩa, đại diện UBMTTQ TP HCM, cho rằng “hiện nay có trường hợp người dân dùng mạng xã hội (MXH) để tố cáo công khai, nhằm tạo áp lực cho cơ quan nhà nước phải vào cuộc xử lý.

Từ đó dẫn đến nhiều người cảm thấy hoang mang, gây dư luận xấu” (Theo Báo Pháp luật TP HCM).

Từ đó, các vấn đề cụ thể để giải quyết việc tố cáo trên mạng xã hội đã được nêu ra. Tuy nhiên, nhận định chung về việc giải quyết tố cáo trên mạng xã hội khá khó khăn và cần có những giải pháp cụ thể.

Phó đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM Phan Nguyễn Như Khuê: “Mạng xã hội rất đa dạng, nửa hư nửa thực; hình thức tố cáo qua mạng xã hội, trong đó có Facebook là vấn đề không đơn giản”.

Với việc tố cáo trên mạng, các cá nhân chủ yếu sử dụng Facebook mang tên ảo, thông tin đưa ra chung chung và không có chứng cứ.

Đồng thời, chỉ khi công an vào cuộc khi có đơn tố cáo của người bị hại, thì chủ tài khoản mới bị truy tìm và tùy vào mức độ gây hại để bị xử lý.

Còn với những Facebook đã xác minh rõ danh tính chủ nhân đưa ra tố cáo, cũng chỉ có cách duy nhất là người bị tố cáo chụp ảnh màn hình, đưa ra chứng cứ, và gửi đến cơ quan chức năng đơn đề nghị/hoặc tố cáo hành vi bôi nhọ không chứng cứ này và buộc họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của Luật Tố cáo.

Hiện nay có trường hợp người dân dùng mạng xã hội (MXH) để tố cáo công khai, nhằm tạo áp lực cho cơ quan nhà nước phải vào cuộc xử lý. Từ đó dẫn đến nhiều người cảm thấy hoang mang, gây dư luận xấu”

Ông Trương Hữu Nghĩa

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Dùng mạng xã hội làm kênh tố cáo

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO