Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Gia Lai: Định hướng phát triển của trường

Hải Lộng 08/02/2018 17:53

Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Gia lai được thành lập 2012 với tên gọi Trường Cao đẳng nghề Gia Lai, có tiền thân là trường CNKT Cơ điện – Xây dựng thành lập năm 1976.

Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Gia Lai: Định hướng phát triển của trường

Trường Cao đẳng nghề Gia Lai.

Hiện nay bộ máy của trường có 12 đơn vị phòng khoa và trung tâm trực thuộc với trên 120 cán bộ giáo viên, trong đó trình độ trên đại học chiếm 22%. Trên 40 năm xây dựng phát triển và trưởng thành, đến nay trường đã đào tạo trên 36.519 người trong đó đào tạo hệ chính quy 14.307 người; dạy nghề thường xuyên 20.500 người; liên kết đào tạo 1.712 người. Ngoài ra nhà trường còn dạy nghề phổ thông cho gần 18.000 người,vv…

Hầu hết học viên đã qua đào tạo của trường đều có công ăn việc làm ổn định, được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao về chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu sản xuất của đơn vị. Trong đó có nhiều học viên đã trở thành cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp hoặc trở thành doanh nhân thành đạt. Đặc biệt các thế hệ học sinh của nhà trường giữ vững được phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, không vi phạm pháp luật.

Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Gia Lai: Định hướng phát triển của trường - 1

Thạc sỹ Phạm Văn Điều – Hiệu trưởng Nhà trường.

Trao đổi với chúng tôi về một số định hướng phát triển của trường trong công tác đào tạo trong thời gian tới, Thạc sỹ Phạm Văn Điều – Hiệu trưởng nhà trường cho chúng tôi biết: Nhà trường đã thực hiện đa dạng hóa, mở rộng các hình thức đào tạo, liên thông, liên kết với các cơ sở giáo dục khác để tạo cơ hội nhiều hơn cho người học (đại học và sau đại học), trong đó ưu tiên đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp và xã hội. Đặc biệt hiện nay nhà trường đã và đang thay đổi theo quy chế hoạt động theo Luật giáo dục nghề nghiệp – Cơ cấu sắp xếp lại bộ máy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong công tác đào tạo trước mắt cũng như thời gian tới, chú trọng đào tạo ngành nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Đặc biệt giáo dục đào tạo đối tượng dân tộc thiểu số học nội trú ở các huyện thị (đây là đối tượng được Nhà nước đầu tư đào tạo từ thuở nhỏ, cung cấp nguồn nhân lực cho địa phương). Đào tạo một số nghề mũi nhọn tiên tiến đáp ứng phát triển của tỉnh cũng như khu vực, trong thời đại cách mạng 4.0. Để thực hiện cần có một số giải pháp:

- Tập trung công tác tuyển sinh chất lượng, kết hợp với các huyện thị, tổ chức đoàn thể xã hội trên địa bàn như Đoàn Thanh niên, Cựu chiến binh, Phụ nữ,vv…

- Đào tạo phát triển công tác quản lý chất lượng, nề nếp và nâng cao chất lượng, chăm lo đến hoạt động, học đi đôi với hành của giáo viên và học sinh. Tập trung công tác kiểm tra, giám sát nề nếp, hoạt động chuyên môn.

- Hoạt động vui chơi giải trí, phối hợp với Đoàn thanh niên, Công đoàn tăng cường hoạt động vui chơi giải trí cho Cán bộ, Giáo viên và học sinh, sinh viên trong toàn trường.

- Phối hợp với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để đưa CB, GV và học viên tiếp cận công nghệ mới, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, vừa làm tốt chuyên môn, lại tiếp cận được với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

- Làm tốt công tác doanh nghiệp tư vấn giải quyết việc làm kết hợp với các đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm sau đào tạo.

Để làm tốt công tác đào tạo nghề đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhà trường không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên đảm bảo về số và chất lượng. Kết hợp với việc đầu tư trang thiết bị dạy nghề, học đi đôi với hành, mở rộng quy mô, cải tiến nội dung phương pháp, xây dựng biên soạn giáo trình, phục vụ tốt cho việc dạy và học cũng như nghiên cứu. Mở rộng liên kết đào tạo, đào tạo có địa chỉ, các doanh nghiệp để hỗ trợ nhau cùng phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, của tỉnh theo thời kỳ mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Gia Lai: Định hướng phát triển của trường

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO