Đừng đổ tại 'tâm lý đám đông'

Dương Thanh Tùng 20/04/2016 14:05

Đã qua ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch)  nhưng ám ảnh  chen chúc kinh hoàng năm nay ở nơi  thiêng liêng nhất trong sâu thẳm tâm hồn người Việt vẫn chưa thể nguôi ngoai. Cấp - ngành quản lý và địa phương sở tại không thể rũ bỏ một cách nhanh chóng cảnh hàng vạn người chen chúc, mỏi mệt, bơ phờ  bằng cụm từ “tâm lý đám đông” hay trút hết gánh nặng trách nhiệm lên cụm từ quy kết  cho rằng đây là “ảo tưởng lệch lạc của số đông”, để  tạo nên những báo cáo thàn

Đừng đổ tại 'tâm lý đám đông'
ư

Nhu cầu hành hương, hướng về tiên tổ, cội nguồn
là nhu cầu có thực và rất đỗi thiêng liêng.

Hành hương, hướng về cội nguồn Tiên – Tổ của con Lạc cháu Hồng vào ngày Giỗ Tổ 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, là nhu cầu rất đỗi thiêng liêng. Trong số 8.000 lễ hội hiện có của Việt Nam, Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch là lễ hội quy tụ lượng người hành hương về đông nhất. Ngày 6-12-2012 tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO ghi tên chính thức vào kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa UNESCO – công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên cơ sở đề cao giá trị lòng tôn kính của con cháu người Việt với Tổ tiên và việc áp dụng thực tế nghi thức cũng tế truyền hết đời nọ đến đời kia trong suốt chiều dài hơn 4.000 năm đạt đến mức độ tinh túy, khoa học, gắn kết giao hòa yếu tố tâm linh qua truyền thuyết con Lạc, cháu Hồng.

Theo một số công trình nghiên cứu được công bố, Giỗ Tổ Hùng Vương có từ thời đất nước còn sơ khai – năm 258 trước Công Nguyên cùng với việc Đức An Dương Vương dựng cột đá thề ở núi Nghĩa Lĩnh cùng lời khấn truyền: “Nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng gìn giữ giang sơn, đất nước mà Hùng Vương trao lại”.

“Hùng đồ thập bát diệp Thánh Vương Ngọc phả cổ truyền/ Ngọc phả cổ truyền về 18 chi đời Thánh Vương triều Hùng” được biên soạn dưới triều đại Hồng Đức Hậu Lê năm thứ nhất (1470) khẳng định định vai trò độc tôn dựng nước, chăm lo cho dân của các Vua Hùng. Năm 1917, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch) được triều đình nhà Nguyễn ấn định trong văn bản luật.

Ngày 18/2/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 22/SL-CTN cho công chức, viên chức nghỉ hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ và cùng tham dự nghi thức Giỗ Tổ Hùng Vương

Có thể nói, nhu cầu hành hương, hướng về tiên tổ, cội nguồn là nhu cầu có thực và rất đỗi thiêng liêng của bất cứ ai là con dân đất Việt, nên không gì khó hiểu khi cùng với năm tháng, lượng người tìm đến Đất Tổ - Vua Hùng ở Việt Trì (Phú Thọ) trước, trong và sau ngày Giỗ Tổ (10 tháng 3) mỗi lúc một đông. Lượng người các nơi đổ về Khu Di tích lịch sử Đền Hùng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2016 đông vượt dự kiến với không dưới 8 triệu người. Riêng ngày chính lễ, Khu Di tích lịch sử Đến Hùng đón trên 2,5 triệu lượt khách. Khách hành hương về Đền Hùng, được một thành viên Ban tổ chức cho biết là vượt 1 triệu người so với dự kiến. Khách tăng đột biến nhưng không xảy ra tình trạng cướp gật, móc túi phổ biến như ở các lễ hội khác. Thành viên Ban tổ chức nói trên cũng ghi nhận: Thành công lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2016 là ý thức người dân tốt hơn nhiều so với những năm trước.

Nhu cầu đáng trân trọng cùng lời nhận xét trên đây từ phía Ban tổ chức cho thấy không thể quy kết cho rằng, hình ảnh hàng vạn người trạng chen chúc trong buổi sáng ngày chính Giỗ 10 tháng 3 là do “tâm lý đám đông” hay “ảo tưởng lệch lạc” mà cần suy xét một cách nghiêm túc từ khía cạnh tổ chức. Một lãnh đạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đồng thời cũng là lãnh đạo của Ban tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay cho biết: “Đã chuẩn bị các phương án đối phó với các tình huống nhưng do là ngày thứ bảy, chủ nhật, khách các nơi đổ về tăng quá nhanh. Ai cũng muốn lên nơi hành lễ và các khu đền trên núi Nghĩa Lĩnh kịp chính lễ trong khi con đường dẫn lên nơi hành lễ (Điện Thái Kính) và các khu đền khác trên núi Nghĩa Lĩnh lại nhỏ nên xảy ra chen chúc”. Rất may là không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra, ngoài 2 trường hợp ngất xỉu được đưa đi bệnh viện - vị lãnh đạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cho biết thêm.

Rõ ràng việc để xảy ra chen chúc phản cảm trong ngày chính lễ ở Khu Di tích lịch sử Đền Hùng trong ngày Giỗ Tổ 10 tháng 3 có nguyên nhân từ yếu tố tổ chức. Không thể đổ lỗi cho khách tăng đột biến ngoài dự kiến bởi kỳ Giỗ Tổ rơi vào ngày thứ bảy, chủ nhật. Càng không thể trút bỏ trách nhiệm lên hàng vạn người dân khao khát hành hương về nguồn cội khi Ban tổ chức – dù phát biểu cho biết “đã lường trước mọi tình huống” trong khi đó lại duy trì con đường nhỏ hẹp, dẫn đến chen chúc, xô đẩy một cách kinh hoàng vào buổi sáng ngày chính giỗ.

Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có 326 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương ( 46 di tích ở huyện Lâm Thao, 54 di tích ở huyện Phù Ninh, 32 di tích ở TP Việt Trì, 11 di tích ở thị xã Phú Thọ, 20 di tích ở huyện Đoan Hùng, 9 di tích ở huyện Hạ Hòa, 38 di tích ở huyện Cẩm Khê, 51 di tích ở huyện Tam Nông, 23 di tích ở huyện Thanh Ba, 27 di tích ở huyện Thanh Sơn, 15 di tích ở huyện Yên Lập). Dù Đền Hùng là Trung tâm thực hành nghi lễ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất, lâu đời nhất ở Việt Nam nhưng tại các di tích thờ cúng Hùng Vương nêu trên, người dân vẫn có thể thực hiện nghi thức cúng giỗ Vua Hùng, không nhất thiết phải đổ dồn về một nơi, gây nên tình trạng quá tải vào các ngày Giỗ Tổ 10 tháng 3 năm 2016.

Vai trò quản lý xã hội, trách nhiệm về tổ chức của cấp – ngành, địa phương được đặt ở đâu trong bức tranh chen lấn khủng khiếp ở lễ hội Đền Hùng năm 2016 (hay giẫm đạp lên nhau tranh cướp ấn – lộc cầu may tại các lễ hội khác) là vấn đề cần được mổ xẻ một cách nghiêm túc. Đừng để năm sau lại tái diễn cảnh chen chúc phản cảm, thậm chí có thể xảy ra thảm họa từ những sự cố bất ngờ.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Đừng đổ tại 'tâm lý đám đông'

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO