Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Thư viện

Minh Quân 08/09/2018 08:00

Ngày 7/9, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức Hội thảo “Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Thư viện - khu vực miền Bắc”.

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Thư viện

Các đại biểu tham gia Hội thảo.

Dự thảo Luật Thư viện gồm có 6 chương 52 Điều quy định hoạt động thư viện; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động thư viện; quản lý nhà nước về thư viện.

Dự thảo đã cụ thể hóa các chính sách về thư viện, đề xuất với Quốc hội trong Hồ sơ lập đề nghị Luật Thư viện các vấn đề sau: Đa dạng hóa các loại hình thư viện nhằm đẩy mạnh xã hội hóa để phát huy các nguồn lực, vốn tài liệu tạo điều kiện cho người dân có thêm cơ hội tiếp cận thông tin, tri thức; phát triển loại hình thư viện số tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được tiếp cận và sử dụng thông tin thuận lợi ở mọi nơi, mọi lúc; đảm bảo tính minh bạch, cơ chế xử lý toàn diện đối với thư viện và bảo vệ vốn tài liệu thư viện thông qua các điều kiện thành lập, giải thể, chấm dứt hoạt động của thư viện; mở rộng chức năng và hoạt động của thư viện công lập nhằm tăng cường năng lực cung ứng dịch vụ công của thư viện; đổi mới quy định về phân hạng và đánh giá tác động của thư viện; kiện toàn hệ thống thư viện công cộng cấp huyện, cấp xã trên cơ sở sắp xếp, bố trí các mô hình phòng đọc sách, tủ sách cơ sở để phát huy hiệu quả đầu tư của Nhà nước trong phục vụ người dân học tập suốt đời.

Góp ý về dự thảo Luật Thư viện, ông Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam cho rằng: “Tại Điều 13, Thư viện tư nhân có nhu cầu đăng ký đều được đăng ký hết, không giới hạn số lượng. Nhưng với những thư viện có 5.000 bản sách trở lên, và phục vụ hơn 1.000 người trở lên. Có thư viện hơn 10.000 bản sách, 1.540 bạn đọc thường xuyên, nhưng không đăng ký. Đặt ra vấn đề, khi phục vụ một lượng người nhất định, dù không muốn nhưng vẫn phải đăng ký. Điều 15 là thẩm quyền trình tự đăng ký, thẩm quyền tiếp nhận thông báo. Thư viện tư nhân chỉ cần thông báo với cơ quan địa phương, không cần đăng ký hợp đồng. Nhưng với thư viện có 5.000 sách và trên 1.000 người. Khoản A thì khuyến khích, khoản B lại bắt buộc”.

Còn ông Đào Văn Quyến - Giám đốc Thư viện Hưng Yên, Chủ tịch Hiệp hội Thư viện Đồng bằng sông Hồng cho rằng: “Điều 15, thẩm quyền trình tự, đăng ký hoạt động của thư viện ngoài công lập, tổ chức cá nhân có vốn tài liệu 5.000 bản sách trở lên, phục vụ 1.000 bạn đọc... nên điều chỉnh lại là 3.000 tài liệu, phục vụ 300 bạn đọc thường xuyên trở lên cho để phù hợp thực tiễn.

Hay như Điều 47, trách nhiệm của Bộ VHTTDL từ thực tiễn của hoạt động thư viện công cộng tỉnh Hưng Yên thì hiện nay có 4 thư viện xã, 161 xã, phường thị trấn, gần 800 thư viện, tủ sách thôn làng.

Ngoài ra, còn tủ sách pháp luật đặt tại UBND xã, thị trấn, 115 điểm thư viện văn hóa xã do ngành bưu điện quản lý. Nhưng có bất cập là một thư viện do nhiều người quản lý thì hiệu quả không cao dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Nhiều ý kiến cho rằng: Sau gần 18 năm thi hành Pháp lệnh Thư viện đã đến lúc Luật Thư viện được ban hành nhằm thúc đẩy sự nghiệp thư viện phát triển, phát huy hiệu quả các chức năng của thư viện trong việc bảo vệ quyền tiếp cận thông tin và lợi ích hưởng thụ văn hóa của nhân dân…

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Thư viện

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO