Hạn hán làm lộ hàng loạt di tích lịch sử thế giới

Minh Tuấn (News NPR) 22/08/2022 12:22

Đợt hạn hán khắc nghiệt lịch sự đang "hoành hành" ở châu Âu - Á - Mỹ đang "vét sạch" nước sông hồ, khiến những di tích lịch sử tưởng chìm mãi dưới biển nước cũng phải trồi lên xuất hiện.

Mùa hè năm nay, thế giới phải chứng kiến ​​những hậu quả khôn lường của biến đổi khí hậu, trong bối cảnh châu Âu - Á - Mỹ đang đối mặt với hàng loạt hình thái thời tiết khắc nghiệt: Cháy rừng trên diện rộng, nắng nóng kỷ lục, hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 500 năm.

Không chỉ vậy, thời tiết nắng nóng đã góp phần biến nhiều vùng đất và sông ngòi tươi tốt ở lục địa già này thành những lưu vực khô hạn, cằn cỗi.

Mọi người đi bộ xung quanh tàn tích của nhà thờ Sant Roma de sau khi nổi lên từ vùng nước thấp của hồ chứa SAU, phía bắc Barcelona, ​​Tây Ban Nha. Đợt nắng nóng và khô hạn kéo dài đã khiến 7 tháng qua trở thành khoảng thời gian nóng nhất ở Tây Ban Nha kể từ năm 1961, khiến các hồ chứa ở nước này duy trì mức trung bình 40% dung tích vào đầu tháng 8, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 10 năm trước - khoảng 60%.
Nhà tắm Hoàng gia La Isabela nổi lên từ vùng nước thấp của hồ chứa Buendia, ở Sacedon, Tây Ban Nha, ngày 7/8.
Ngay cả thành phố cổ cũng được phơi bày nhờ hạn hán. Thành cổ Zakhiku tọa lạc ở Iraq. Theo các chuyên gia, nơi đây từng thuộc về Đế chế Mitanni, quốc gia cổ đại của người Hurrians và tồn tại từ năm 1550 - 1250 trước Công nguyên ở phía bắc Mesopotamia.
Hồ Vyrnwy - một hồ chứa ở Powys, Wales - đã bốc hơi đến mức lộ phần tàn tích còn sót lại của làng Llanwddyn. Tàn dư của ngôi làng thế kỷ 19 này được nhìn thấy lần cuối trong một đợt hạn hán vào năm 1976. Sau nhiều tuần thiêu đốt liên tục với mức nhiệt cao kỷ lục trên khắp Vương quốc Anh, Hồ Vyrnwy là một trong nhiều dòng hồ đã bị thu hẹp mạnh.
Hạn hán đã để lộ ra những tảng đá "đói" có niên đại từ năm 1616 dưới lòng sông Elbe ở Cộng hòa Séc, với thông điệp đáng sợ gửi tương lai. Những dòng chữ cổ đại trên cảnh báo về những cơn đói có quy mô lớn đáng sợ do hạn hán.
Dấu tích của một doanh trại La Mã cổ đại - Aquis Querquennis - ở Tây Ban Nha từng bị nhấn chìm dưới dòng sông Limia đã phải nổi lên do hạn hán. Giờ đây, du khách có thể đi bộ qua những tàn tích của những tháp canh, kho thóc và doanh trại.
Tại Lake Mead, những vật dụng còn sót lại như mặt nạ thợ lặn, những thuyền bị chìm - và cả hai thi thể - đã được tìm thấy dưới đáy hồ khô cằn.
Edersee-Atlantis, ngôi làng Berich bị bỏ hoang gần Waldeck ở Đức, lấy cảm hứng từ thành phố cổ Atlantis. Nhưng có vẻ như biệt danh Atlantis của nó đã không còn phù hợp khi mọi người bây giờ có thể đi bộ thay vì bơi trên đường phố của nó.
Hạn hán làm cho sông Tiber ở thủ đô Rome của Italy trở nên khô cạn. Lòng hồ "trần trụi", để lộ ra một cây cầu từ thời La Mã. Cây cầu được cho là đã được xây dựng dưới triều đại của Hoàng đế Nero (54-68 sau Công Nguyên).
Tại sông Danube, tàn tích của một tàu chiến Đức từ Thế chiến II trồi lên mặt nước.
Hạn hán tồi tệ nhất châu Âu trong nhiều năm đã đẩy sông Danube hùng vỹ vào tình cảnh với mực nước gần như thấp nhất trong gần một thế kỷ, để lộ hàng chục xác tàu chiến Đức chở đầy thuốc nổ bị chìm trong Thế chiến thứ hai gần thị trấn cảng sông Prahovo của Serbia.
Sông Po của Itlay cũng để lộ ra tàn tích tương tự - một tàu chiến bị chìm từ Thế chiến thứ hai với một quả bom chưa phát nổ. Sông Po là con đường hàng hải dài nhất ở quốc gia Nam Âu này.
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hạn hán làm lộ hàng loạt di tích lịch sử thế giới

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO