Hình thức giao thương “độc lạ” ở vùng biên mùa dịch Covid-19

Quốc Trung 09/08/2020 08:29

Mô hình điểm trao đổi hàng hoá không tiếp xúc trực tiếp độc đáo và lạ chỉ có ở khu vực biên giới Tây Nam giúp người dân tiếp tục giao thương buôn bán nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19.

Sau khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ yêu cầu tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia và Việt Nam – Lào.

Ghi nhận ở biên giới Tây Nam Việt Nam giáp Campuchia, lực lượng Biên phòng các tỉnh tăng cường tuần tra, kiểm soát, chốt chặn đường mòn, lối mở, nhằm ngăn chặn kịp thời, xử phạt các trường hợp người dân hai nước xuất nhập cảnh trái phép; kiểm soát chặt giao thương hàng hóa, đảm bảo đúng các quy định y tế về phòng, chống dịch.

Từ khi biên giới được siết chặt, người dân nước bạn Campuchia sinh sống gần biên giới Việt Nam gặp khó khăn trong việc mua bán các nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Thấy được khó khăn của người dân ở đây, Bộ đội Biên phòng Đồng Tháp đề xuất và thực hiện mô hình các điểm trao đổi hàng hóa giữa người dân hai nước theo hình thức mua bán không tiếp xúc trực tiếp. Hình thức trao đổi hàng hoá không tiếp xúc trực tiếp được người dân khu vực biên giới 2 nước rất đồng tình…

Đại đoàn kết ghi nhận những hình ảnh về hoạt động độc lạ của mô hình trao đổi hàng hoá không tiếp xúc trực tiếp chỉ có ở khu vực biên giới Tây Nam thuộc 2 xã Thông Bình và xã Tân Hộ Cơ huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.

Điểm trao đổi hàng hoá không tiếp xúc trực tiếp tại Đồn biên phòng Thông Bình, xã Thông Bình.
Hàng hoà sau khi người dân mình đặt tại bàn, người bên kia biên giới qua lấy hàng và đặt tiền tại đây.
Mọi giao dịch giữa người bàn và người mua đều qua điện thoại hay bằng ký hiệu vì khoảng cách nhau tối thiểu 7 đến 10 m.
Giao hàng cho khách và ghi số tiền lên hàng để người mua trả tiền.
Sau khi để tiền ở bàn, người mua hàng mang hàng về.
Tiền Campuchia sau khi người dân nhận về được xịt khử trùng rất ky càng, cho vào túi ni lông đem về phơi khô rồi mới xài.
Xã biên giới Tân Hộ Cơ của huyện Tân Hồng cũng trao đổi hàng hoá bằng chiếc xuồng không tiếp xúc trực tiếp giữa người bán và người mua.
Sau khi nhận điện thoại đặt hàng từ người dân bên kia biên giới, hàng hoá được đưa lên xuồng, người bên kia dùng dây kéo xuồng về lấy hàng rồi trả tiền cho người bán. Tiền nhận về đều được khử trùng cẩn thận.
Khu vực cửa khẩu Quốc tế Dinh Bà ở huyện Tân Hồng cũng phun xịt khử trùng các xe tải chở hàng qua lại khu vực biên giới .
(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Hình thức giao thương “độc lạ” ở vùng biên mùa dịch Covid-19

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO