Khai thác khoáng sản - vấn đề nóng

LÊ ANH 06/06/2015 10:56

Sáng kiến EITI được cựu Thủ tướng Anh Tony Blair giới thiệu vào năm 2002, đồng thời được các doanh nghiệp (DN) khai khoáng trên thế giới tự nguyện cam kết thực hiện, công khai thông tin khai thác cơ bản nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh và vị thế thương hiệu DN.

Khai thác khoáng sản - vấn đề nóng

Khai thác khoáng sản cần được quản lý chặt chẽ

Theo bà Trần Thanh Thủy (Điều phối viên Liên minh Khoáng sản), ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam hiện nay được đánh giá có tiềm năng phát triển, với hơn 5.000 mỏ và điểm mỏ với hơn 60 loại khoáng sản. Trong đó, một số khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn, gồm: bauxite (672,1 triệu tấn); apatite (0,778 triệu tấn); titan (15,71 triệu tấn); than (3,520 triệu tấn); đất hiếm (1,1 triệu tấn); granite (15 triệu m3); dầu (6 tỷ tấn) và khí (4 tỷ m3). Theo bà Thủy, hiện Việt Nam đứng thứ 7 về khai thác dầu thô ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và đóng góp đến 2,3% tổng sản lượng thiếc trên thế giới; 1,8% tổng lượng xi măng trên thế giới và 1% tổng sản lượng Barite trên thế giới.

Thống kê mới nhất đến năm 2015, Chính phủ đã cấp phép khai thác khoáng sản cho 4.320 cơ quan/tổ chức. Tuy nhiên, Tổng hội Địa chất Khoáng sản Việt Nam cảnh báo thực trạng đáng lo ngại là nhiều loại khoáng sản được dự báo sẽ cạn kiệt trong tương lai gần, như: dầu khí (còn khai thác 56 năm); sắt (còn khai thác 72 năm), mangan (còn khai thác 41 năm), niken (còn khai thác 45 năm), đồng (còn khai thác 35 năm), chì (còn khai thác 21 năm), wolfram (còn khai thác 50 năm), bô xít (còn khai thác 132 năm),…

Vẫn theo bà Thủy, số thu thuế tài nguyên chiếm một tỷ trọng hạn chế trong thu ngân sách là không tương xứng với mức độ khai thác, chi phí quản lý cũng như các ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, môi trường và xã hội. Trong đó, một vấn đề đặt ra là công tác quản lý thu ngân sách vẫn chưa tốt có thể dẫn đến thất thu ngân sách.

Theo Liên minh Khoáng sản, rủi ro thất thu ngân sách trong khai thác tài nguyên hiện nay là rất lớn. Trong đó, các dòng tiền bất hợp pháp liên quan đến tham nhũng, khai thác trái phép, khai thác nhưng không báo cáo đầy đủ, trốn thuế,…đang là những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về khai thác khoảng sản.

Thời gian qua, các báo cáo đã cho thấy tài nguyên (trong đo có vàng) đang bị khai thác trái phép, diễn ra phổ biến tại các địa phương Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Phú Yên, Kon Tum, Nghệ An,…Vụ việc điển hình mới đây, Công ty Đá Granite Phú Yên cho phép thăm dò thêm trên diện tích 17,6 ha, trong đó có một mỏ đá rộng 4,3 ha nằm sát khu dân cư, nơi có hàng trăm hộ dân đang sinh sống. Đáng chú ý, công ty này mới được cấp phép thăm dò và chưa được phép khai thác như nêu trên.

Theo ông Đậu Anh Tuấn (Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- VCCI), hiện các DN khai khoáng có số thuế và các khoản nộp ngân sách khá cao, trong khi tính chung ngành công nghiệp khai khoáng đã tạo việc làm cho 0,5% lao động trong tổng số lao động có việc làm (2013). Tuy nhiên, vấn đề đang nóng bỏng cũng chính là những DN khai khoáng lại là nhóm DN gây thiệt hại nhiều nhất về ô nhiễm môi trường. Năm 2013, có khoảng 32% DN khai khoáng bị phạt do vi phạm các quy định về môi trường, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 19% của các DN nói chung. Cũng theo ông Tuấn, đa số các DN khai khoáng do những rủi ro cao trong lĩnh vực đặc thù nên rất mong muốn sự minh bạch trong các thông tin liên quan đến cấp phép, đấu giá, các khoản đóng góp ngân sách của DN và vấn đề sử dụng;…Ngoài ra, các DN cũng kiến nghị duy trì tính ổn định của chính sách và Chính phủ cần có biện pháp kiểm soát hoặc điều chỉnh giá thuê đất để tránh tăng quá nhanh, đột ngột. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý khai thác khoáng sản cần tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong việc tiếp cận và sử dụng đất.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Khai thác khoáng sản - vấn đề nóng

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO