Những vùng đất nguyên sơ

Bích Quyên (Tổng hợp) 08/04/2018 09:00

Tới nay, do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc sống, nhiều vùng đất hoang vắng đã trở nên sầm uất, nhộn nhịp. Nhưng, vẫn còn đó những khu vực rất hoang vắng, do điều kiện sống quá khắc nghiệt.

Những vùng đất nguyên sơ

Trượt tuyết ở Kamchatka.

1. Nam Cực là vùng đất lạnh giá nhất trái đất, tới nay vẫn chứa đựng nhiều điều bí ẩn nhất với loài người.

Nam Cực với 96% diện tích bị bao phủ những lớp băng dày tới hơn 1,6 km. Những sinh vật hiếm hoi tồn tại ở đây có cơ địa cực kỳ đặc biệt, có khả năng chống chọi một cách phi thường với giá lạnh. Tuy thế, trung bình hàng năm vẫn có khoảng 1.000 người đến vào mùa đông và 5.000 người đếnvào mùa hè. Chủ yếu là những nhà nghiên cứu và thám hiểm.

Trong suốt mùa đông, Nam Cực không nhận được bất cứ ánh sáng mặt trời nào, tuy nhiên ánh sáng từ các núi băng vẫn làm trắng trời trắng đất. Mùa hè, khi có nắng thì ánh nắng cũng nhợt nhạt bởi sự phản quang từ bề mặt băng trắng xóa. Ngay trong mùa hè, nhiệt độ trung bình ở dây cũng là âm 25 độ C. Còn vào mùa đông, nhiệt độ trung bình khoảng 65 độ C. Nhiệt độ thấp kỷ lục được ghi nhận tại trạm Vostok với âm 89,2 độ C vào ngày 21/7/1983.

Nam Cực còn khắc nghiệt hơn bởi bất ngờ có những trận bão tuyết kinh thiên động địa, nó có thể cuốn đi tất cả để rồi vùi chôn trong những khối băng lạnh lẽo. Trong những trận bão tuyết khủng khiếp ấy, chỉ có những con chim “cướp biển” là dám liều mình soải cánh nương theo chiều gió.

Những vùng đất nguyên sơ - 1

Hoang mạc Atacama.

2. Sa mạc Atacama, của đất nước Chile (một phần nhỏ thuộc về Peru) cũng được coi là nơi vô cùng khắc nghiệt. Nó là một trong những vùng đất kỳ lạ nhất trên thế giới bởi sa mạc này hầu như không có nổi một cơn mưa từ năm này sang năm khác.

Bao phủ toàn bộ diện tích bề mặt rộng tới 103.600 km2 của sa mạc Atacama chỉ có muối, cát, dung nham và đất đá khô cằn. Theo các chuyên gia của NASA, họ có thể tiến hành các cuộc thí nghiệm nghiên cứu sao Hỏa ngay trên sa mạc này. Chính vì thế, sa mạc này đã được chọn là nơi lắp đặt 2 đài quan sát thiên văn quan sát bầu trời của thế giới.

Tới sa mạc Atacama, người ta chỉ thấy những ngọn đồi toàn đá, đá núi lửa và những cồn cát. Hoang mạc này cao 3.200 m so với mặt nước biển và rộng tới 181.300 km2. Atacama đã được Guinness ghi nhận là sa mạc khô cằn nhất thế giới.

Đáng chú ý, tại hoang mạc này lại có 8 hồ nước nóng với nhiệt độ trung bình là 33 độ C. Tất cả những hồ nước này đều có màu xanh và mùi vị đặc biệt, thu hút khá nhiều người đến thăm bất chấp sự khắc nghiệt của môi trường xung quanh.

Theo tiến sĩ Tibor Dunai (Trường Đại học Vrije tại thành phố Amsterdam, Hà Lan) thì Atamaca là vùng sa mạc cổ nhất hành tinh. Tuy điều kiện sống hầu như không có nhưng tới nay nhóm người từ một bộ lạc có tên gọi Atacama vẫn sinh sống. “Họ là những con người như sắt thép và cũng không hiểu tại sao họ không di chuyển tới nơi khác mà vẫn sống ở nơi hoang mạc dữ dội này”- tiến sĩ Tibor Dunai nhận xét.

Tới nay, hoang mạc Atacama vẫn được xem là “Sao Hỏa trên trái đất”.

Những vùng đất nguyên sơ - 2

Những con rùa khổng lồ ở Galapagos.

3. Vùng bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn đông của nước Nga gần như được Thái Bình Dương ở phía đông và biển Okhotsk ở phía tây. Người ta ghi nhận, trong vòng 5 thập kỷ qua, bán đảo này đã phải oằn mình chống chọi với những trận động đất mạnh tới 9 độ richter, núi lửa phun trào dữ dội và cả cái lạnh tê tái suốt mùa đông.

Kamchatka rộng gần 500.000 km2, nhưng chỉ có hơn 300.000 người sinh sống. Trong đó, người Koryak được coi là chủ nhân nguyên thủy, tới nay họ có chừng 13.000 người. Những người Koryak thường sống gần 160 núi lửa đã tắt.

Cho dù ít và cuộc sống vật chất khá nghèo nàn, nhưng những người Koryak vẫn tổ chức cuộc sống một cách khá độc đáo. Nhà của họ thường là thấp, đáng chú ý là gần một nửa chiều cao căn nhà là âm dưới mặt đất. Đó là nơi vào buổi tối cả gia đình sinh hoạt, tránh cái nóng vào mùa hè cũng như cái lạnh của mùa đông.

Hệ động - thực vật của Kamchatka cũng nghèo nàn, vì thế người dân nơi đây phải tổ chức chăn nuôi và trồng trọt theo cách riêng của mình. Đó là nguồn thực phẩm gần như duy nhất. Theo thời gian, tích lũy kinh nghiệm, người Koryak trở thành những người chăn nuôi, người trồng trọt giỏi.

Những vùng đất nguyên sơ - 3

Với phương tiện chuyên dụng, người ta thực hiện những chuyến thám hiểm hiếm hoi tới Nam Cực.

4. Cuối cùng, không thể không nói tới quần đảo Galapagos trên Thái Bình Dương. Đây là nơi cư trú của loài rùa khổng lồ, cự đà, sư tử biển, chim cánh cụt, cá voi và nhiều loài cá khác. Cho tới nay, quần đảo rộng hơn 8.000km2 này vẫn rất hoang vắng bởi chỉ có khoảng hơn 20.000 người, lại sống rất rải rác.

Galapagos thuộc Ecuador, được xác định vào năm 1535 một cách rất tình cờ khi giám mục Fray Tomas de Berlanga. Trong một hải trình, gió đã làm chệch hướng đẩy con tàu vào vùng đất này.

Một sự kiện cũng rất đáng nhớ nữa là vào năm 1684, tên cướp biển Ambrose Cowley đã lập ra tấm bản đồ thô đầu tiên về quần đảo. Từ đó, tên tuổi quần đảo ngày càng được nhiều người biết đến, song song với những vụ cướp biển ghê sợ.

Tới nay, người dân trên 13 đảo chính của quần đảo vẫn tự hào về nhà bác học Charles Darwin, khi ông ghé thăm quần đảo này trong một chuyến du lịch vòng quanh thế giới kéo dài 5 năm trên tàu Beagle (27/12/1831 đến ngày 2/10/1836). Ông đã phát hiện ra rằng động vật hoang dã ở đây đã tiến hóa hoàn toàn độc lập với phần còn lại của trái đất, với nhiều loài độc nhất vô nhị không nơi nào có, trong số đó có 13 loài sẻ nhỏ. “Như vậy có thể khẳng định rằng, chúng tôi đang sở hữu một khu vực đặc biệt nhất hành tinh”- Leonard Spiritt, một cư dân làm nghề hướng dẫn viên tại đây nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Những vùng đất nguyên sơ

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO