Bí ẩn đại dương

Bích Quyên (Nguồn tham khảo: Dicovery) 18/04/2017 11:37

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 m và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương: khe vực Mariana.

Một loài giáp xác kì lạ dưới đáy biển sâu.

1. Thực ra, lần ấy đạo diễn James Cameron chỉ là 1 trong 3 người thám hiểm bằng tàu ngầm khe vực Mariana. Nhưng đó đã là niềm tự hào xứng đáng, bởi khe vực này luôn là nỗi ám ảnh của bất cứ nhân vật thám hiểm liều lĩnh nào. Người ta không biết những gì đang rình rập bên dưới.

Cùng đi với Cameroon là hai kĩ thuật viên quay phim dưới nước. Những hình ảnh sống động ghi lại được đã khiến các nhà khoa học sửng sốt trước những sinh vật kì dị đang tồn tại ở nơi sâu nhất mà con người từng biết đến.

Khe vực Mariana có độ sâu hơn 10.000m với áp suất kinh khủng và nước biển lạnh giá. Ở đây không hề có một chút ánh sáng nào. “Đó là nơi mặt trời bất lực”- nói như Cameroon. “Không thể lý giải được vì sao nơi này vẫn có sự sống. Nó không khác gì điều kiện khắc nghiệt ở một hành tinh lạ, nơi sinh vật không thể tồn tại”.

Cá đèn lồng toàn thân phát sáng.

Cũng cần nhắc lại rằng, trước thế kỷ 18, con người không biết nhiều về đại dương. Những gì mà nhân loại tưởng tượng về biển cả mênh mông chỉ là những con quái vật, hay là về một nền văn minh khác đang tồn tại song song với loài người.

Nhà văn Jules Verne (1828-1905), người Pháp, được coi là nhà phiêu lưu vĩ đại nhất khi ông mô tả một cách huyền ảo về những chuyến xâm nhập lòng đại dương hun hút. Và, những gì ông tưởng tượng đến bây giờ vẫn ám ảnh, kích thích, gây cảm hứng cho loài người.

Thời Victoria ở nước Anh, nhà khoa học Edward Forbes đã thực nghiệm nạo vét biển Aegae và đưa ra kết luận: càng tìm xuống sâu thì càng có ít sinh vật. Không có sự sống ở dưới độ sâu quá 550m. Người ta cũng chưa quên vào khoảng thời gian từ năm 1872 cho đến năm 1876, tàu HMS Challenger đã thực hiện một hành trình dài 127.653km để nghiên cứu thu thập về tất cả các loài sinh vật tồn tại trên khắp các đại dương. Lúc bấy giờ người ta ghi nhận có 4.700 sinh vật sống dưới đáy biển sâu.

Và, cũng chính chuyến thám hiểm này cũng đã phát hiện được điểm sâu nhất của đại dương là khe vực hình lưỡi liềm tăm tối Mariana nằm ở phía nam biển Nhật Bản.

Chuyến thám hiểm đầu tiên dưới nơi sâu nhất đại dương này là vào ngày 23/1/1960 được thực hiện bởi nhà hải dương học Jacques Piccard và đại úy Don Walsh của Hải quân Mỹ; với hành trình 4h47. Tuy nhiên khi đến đáy họ đã bị bùn cát khuấy động dưới đáy che lấp tầm nhìn.

Kết quả thu lại của con tàu chỉ là sự phát hiện một sinh vật mà Piccard cho là cá bẹt nhưng giờ đây đã được xác định là một loài hải sâm. Vào cuối năm 2014, Jeffrey Drazen tại Đại học Hawaii ở Honolulu đã dẫn đầu một cuộc thám hiểm đến khe vực Mariana. Drazen hết sức ngạc nhiên khi thấy sự đa dạng sinh học của khe vực này.

Loài trùng lỗ ở khe vực Mariana.

Và điều đặc biệt hơn, do môi trường ở đáy vực là một bóng tối hoàn toàn nên các loài sinh vật nơi đây đã tiến hóa một cách kì lạ để phù hợp với môi trường sống. Có nghĩa là chúng không cần đến mắt. Trong đó, nổi bật là loài trùng lỗ, chúng có thể sống thảnh thơi trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Vì sao trùng lỗ có thể tồn tại? Câu hỏi vẫn không có trả lời.

Sao biển.

2. Trong lòng đại dương, kì diệu thay vẫn là “mái nhà” của vô số sinh vật biển. Đơn giản như con Sao biển, chúng ngụy trang một cách tự nhiên để có thể bắt mồi. Chúng có thể dùng những xúc tu để bẫy cá. Sao biển có nhiều ở vùng biển ngoài khơi Columbia. Đáng lạ nữa là chúng rất thích bẫy những con cá sặc sỡ.

Còn loài Tôm bọ ngựa lại sinh sản nhiều ở eo biển thuộc Indonesia. Tốc độ lao trong nước của nó rất ghê gớm, đến độ có thể làm vỡ cả một tấm kính có khả năng đập chết con mồi với lực rất mạnh có thể phá vỡ cả tấm kính. Vì thế, hầu như không một con mồi nào thoát chết khi bị chúng tấn công.

Tôm bọ ngựa.

Còn loài Sứa hoa nón với vẻ đẹp quyến rũ sống ở vùng biển Brazil, Argentina, và miền nam Nhật Bản lại có khả năng cắn rất đau. Các xúc tu của nó có thể cuộn, xiết dùng để bắt các con cá nhỏ. Có lẽ vì thế mà loài cá vẹt sống quanh các rạn san hô có khả năng rất kỳ lạ, đó là thay đổi màu sắc, hình dạng để tránh cái chết bất thình lình luôn rình rập.

Sứa hoa nón.

Cuối cùng có thể nói về con Sên biển. Chúng luôn sống thành đôi. Màu sắc rất sặc sỡ tương phản như cảnh báo cho kẻ thù đó là chất độc. Mỗi con sên có cả hai cơ quan sinh dục (đực, cái) nên khi giao phối nó có thể cùng đẻ trứng.

Sên biển.

“Trong tầng sâu của đại dương còn biết bao điều cần khám phá. Đó là một thế giới khác- thế giới của những gì con người không biết”- GS Michelle Grasnoye, chuyên gia động vật biển Đại học Ohio (Mỹ) nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Bí ẩn đại dương

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO