Sa mạc Gobi

Bích Quyên (Tổng hợp) 26/04/2017 09:15

Sa mạc Gobi là một vùng hoang mạc lớn tại châu Á, trải rộng trên một phần khu vực Bắc - Tây Bắc Trung Quốc, và Nam Mông Cổ. Vùng đất cát cằn cỗi này bị dãy Altai vây quanh. Tới nay, sa mạc này vẫn là bí ẩn với rất nhiều người.

Trong sa mạc.

Cách đây chưa lâu, một đoàn thám hiểm đã bất ngờ phát hiện một công trình bí ẩn nào đó, chạy dài tới 8km, mà người ta cho rằng đó là biểu tượng, là bản đồ mở “khóa” sa mạc này.

Amelia Carolina Sparavigna- Giáo sư vật lý tại Torino (nước Ý) khẳng định: “Bản đồ này rõ ràng do con người tạo ra”. Nó là những hình vuông bí ẩn, gồm các ô vuông có diện tích khoảng 40m2. Chúng giống như các gò hoặc cấu trúc thô. Chưa hết, chụp ảnh từ vệ tinh, người ta còn thấy trên sa mạc này còn có những vòng tròn mà sự bí ẩn cũng không kém.

Vậy, ai đã tạo ra chúng?

Câu hỏi ấy tới nay vẫn không lời giải đáp. Trước kia, những dấu tích công trình xây dựng còn sót lại đều được cho là thuộc về những thương gia khi mà con đường tơ lụa từng được cho là xuyên qua vùng hoang mạc này. Nhưng rồi giả thiết đó sụp đổ bởi người ta không tìm thấy bất cứ một ký tự nào tại nơi đó.

“Chí ít thì những thương nhân kia phải lưu lại bút tích, dù nhỏ nhoi, chứng tỏ mình đã từng ở đó. Vì đây là một vùng địa lý vô cùng khắc nghiệt. Thoát được khỏi nó đã là một may mắn lớn”- Lee Chi-hong, một nhà nghiên cứu địa chất gốc Hoa nói.

Thiếu nữ trên sa mạc.

Vậy thì rất có thể những cư dân ở sa mạc này đã làm nên những công trình đó. Nhưng họ là ai? Và rằng, sự sống trên sa mạc là hết sức hiếm hoi thì cũng không thể có người nào sống sót để xây dựng nên chúng.

Cuối cùng, người ta đành cho rằng đó cũng là một trong những bí ẩn của tạo hóa. Cho dù có kiếm tìm hết năm này sang năm khác thì cũng không có được lời giải thỏa đáng.

Nói vậy để thấy, sa mạc Gobi là vùng đất hoang sơ đầy bí ẩn.

Sau này, nhiều người muốn được một lần trong đời đến sa mạc này. Người ta nói rằng, dù vô cùng khắc nghiệt nhưng Gobi có sức cuốn hút kì lạ. “Chưa đến Gobi là chưa đến nơi kì lạ nhất Trái đất”- đó là cách nói của những người từng được đặt chân tới chốn này.

Theo biến đổi thời gian, địa hình địa mạo của Gobi cũng thay đổi. Hôm nay, Gobi không chỉ là những bãi cát mà có rất nhiều sỏi đá, cồn cát và núi đá. Trên vùng đất cằn cỗi ấy, con người đến sinh sống ngày một nhiều hơn. Người ta dựng những túp lều tránh cát. Phía dưới, còn đào cả những chiếc hố sâu để tránh cái nóng giữa trưa và cái rét lúc đêm xuống.

Đi săn bằng chim ưng.

Gobi có khá nhiều lạc đà. Đây là phương tiện di chuyển truyền thống rất thích hợp với sa mạ vẫn còn phổ biến tới tận ngày nay, cho dù đã có những loại phương tiện cơ giới đặc chủng đi trong sa mạc.

Ở những nơi có nước và mặt đất đỡ cằn cỗi hơn, xuất hiện những mái nhà và những đứa trẻ. Ban ngày, những người đàn ông vào sâu trong sa mạc tìm thực phẩm, còn đàn bà ở nhà trông nom con cái.

Đàn ông ở sa mạc Gobi rất giỏi cưỡi ngựa, điều khiển lạc đà và đặc biệt là có tài đi săn bằng chim ưng. Khi một bé trai lên 13 tuổi, người bố bắt đầu dẫn con vào sa mạc huấn luyện cách săn thú. Chim ưng được người Gobi rất quý, vì nó chính là “cần câu cơm” của mỗi gia đình. May mắn, một cuộc đi săn, con chim ưng có thể mang về cho chủ cả chục con thỏ hoang.

Được coi là điểm khó sống bậc nhất hành tinh, nhưng thật kỳ diệu là trong lòng hoang mạc ấy vẫn có những hồ nước.
Nỏi tiếng nhất là hồ nước thường được biết đến với tên gọi“trăng lưỡi liềm”. Không thể tưởng tượng được giữa sa mạc khô cằn như vậy lại có một hồ nước rộng lớn, nước trong hồ luôn trong xanh, mát rượi.

Hồ nước hiếm hoi trên sa mạc Gobi.

Chính hồ nước này đã làm cho cả một khu vực trở nên “dễ thở”, trở thành một ốc đảo trong lòng sa mạc. Người ta gọi đây là mảnh đất thiên đường “rơi” xuống sa mạc Gobi. Cũng chính vì sự hiếm hoi đến kì lạ đó, người ta nhận xét rằng đây là một trong những ốc đảo tuyệt vời nhất trên Trái đất này.

Sở dĩ có tên gọi hồ “trăng lưỡi liềm” là bởi hình dáng khá đặc biệt của nó. Nước ôm lấy một rìa đất cằn theo hình vành khăn, nhìn từ trên cao xuống nhưu một mảnh trăng khuyết. Xét trên khía cạnh địa chất học, hồ nước này được hình thành nhờ mạch nước ngầm khó hiểu dưới lòng sa mạc.

“Không thể hình dung được vì sao lại đột ngột xuất hiện một hồ nước trong xanh đến như vậy”- Christoph Phatinett, một nhà thám hiểm đã từng đến rất nhiều sa mạc nói. Theo C. Phatinett, điều kỳ diệu đó nói lên rằng, cho dù là nơi “địa ngục” thì vẫn tồn tại cơ sở cho sự sống.

Nhưng, những năm gần đây, nước trong hồ “trăng lưỡi liềm” liên tục sụt giảm. Chính vì thế, chính quyền địa phương buộc phải thực hiện 3 cấm: không đào giếng mới, không tăng thêm đất nông nghiệp mới và không nhập cư.

Rất có thể những cư dân ở sa mạc này đã làm nên những công trình trên sa mạc hoang vu. Nhưng họ là ai? Sự sống trên sa mạc là hết sức hiếm hoi và khốc liệt thì cũng không thể có người nào sống sót để xây dựng nên chúng. Cuối cùng, người ta đành cho rằng đó cũng là một trong những bí ẩn của tạo hóa. Cho dù có kiếm tìm hết năm này sang năm khác thì cũng không có được lời giải thỏa đáng.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Sa mạc Gobi

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO