Kinh hoàng những hậu quả do lạm dụng rượu, bia

Đức Trân 01/07/2019 18:53

Sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau, được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong.

Kinh hoàng những hậu quả do lạm dụng rượu, bia

Chiếc xe gây tai nạn khiến 1 nữ công nhân tử vong ngày 23/4 trên đường Láng, Hà Nội do tài xế sử dụng rượu bia. (Ảnh: nguoiduatin).

Thảm kịch do lái xe sau khi sử dụng rượu bia

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, tính đến tháng 4-2019, cả nước xảy ra hơn 5.400 vụ tai nạn giao thông, làm chết 2.570 người, bị thương hơn 4.178 người. Theo TS Trần Hữu Minh - Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, hiện nay có nhiều trường hợp gây tai nạn do sử dụng rượu bia, nồng độ cồn trong máu vượt quá mức quy định. Các trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong máu bị các cơ quan chức năng xử phạt trên đường chỉ 5%. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới khi điều tra khảo sát tại các bệnh viện (hơn 20.000 đối tượng), có đến 36% bị tai nạn giao thông có liên quan nồng độ cồn vượt quá quy định vào ngày thường, còn trong dịp lễ, tết lên tới 60%.

Ngày 2/5 vừa qua, khoảng 11.000 thành viên nhóm "THPT 91-94 Hà Nội" và những người đồng nghiệp ở Nhà hát Kịch Việt Nam đã đến tiễn đưa chị Đinh Thị Hải Yến - nhân viên phục trang của đoàn biểu diễn 2 thuộc Nhà hát - qua đời sau tai nạn giao thông. Người lái xe gây tai nạn đã uống rượu bia trước đó. Đến 3/5, lại một đám tang tương tự, tổ chức cho chị Trần Thị Quỳnh, cũng sinh năm 1976 như chị Yến. Hai chị cùng là nạn nhân vụ xe tông ở hầm đường bộ Kim Liên, Hà Nội rạng sáng 1/5.

Theo nghệ sĩ Xuân Bắc - Phó giám đốc phụ trách Nhà hát Kịch Việt Nam, cơ quan của chị Đinh Thị Hải Yến, thì kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy chị Yến bị vỡ tim, giập phổi, nát gan và thủng một lỗ lớn trên đầu. Cú tông rất mạnh từ phía sau khiến cả chị Yến và chị Quỳnh, người bạn cùng đi, tử vong tại chỗ.

Chỉ trong vòng 10 ngày trong tháng 5, tại Hà Nội đã xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông để lại hậu quả nghiêm trọng cùng có một điểm chung là người lái xe gây tai nạn đã uống rượu bia trước đó. Và các nạn nhân tử vong đều là phụ nữ.

Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nước ta đang ở mức báo động

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: tại Việt Nam, sản lượng rượu, bia và các đồ uống có cồn khác được sản xuất gia tãng nhanh qua các nãm, trong khi thế giới đang giảm dần. Sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của hơn 30 loại bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân của gần 200 loại bệnh tật khác nhau, được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức báo động, bình quân mỗi người tiêu thụ khoảng 6,6 lít cồn/người/năm. Tỷ lệ nam giới và thanh thiếu niên sử dụng rượu, bia đều ở mức cao và ở mức có hại là vấn đề đáng báo động. Việc sử dụng rượu, bia không phù hợp gây ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân người uống cũng như những người xung quanh và cộng đồng.

Tiến sĩ Kidong Park -Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam bày tỏ quan ngại về tình trạng sử dụng rượu, bia tại nước ta. Điều tra nguy cõ mắc bệnh lây nhiễm nãm 2015 cho thấy, 44% người uống rượu, bia ở Việt Nam uống quá độ, đây là hình thức uống rượu nguy hiểm. Việc sử dụng rượu, bia ở nước ta dẫn đến 79.000 ca tử vong nãm 2016, hàng trãm nghìn người khác phải nhập viện điều trị liên quan đến rượu, bia. Vẫn còn có sự nhầm lẫn khi cho rằng người uống bia ít nguy hại hõn người uống rượu nhẹ và rượu mạnh, bởi vì, các tác hại của rượu, bia không phụ thuộc vào loại hình đồ uống mà phụ thuộc vào tổng khối lượng ethanol và hình thức uống. Cứ 330ml bia hơi với độ cồn 4% là có 10 gram cồn, lượng cồn này cũng tương tự uống 1 ly rượu vang 13,5 độ và tương tự khi ta uống một chén rượu mạnh (30ml).

Theo các chuyên gia, lượng tiêu thụ rượu, bia của Việt Nam đứng thứ 3 châu Á và đứng thứ 64 thế giới nãm 2016. Năm 2017, sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam là 4,006 tỷ lít, thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao nhất thế giới. Và dự báo đến nãm 2025, mức độ tiêu thụ bình quân của người Việt Nam sẽ là 7 lít cồn/người/năm.

Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam luôn ở trong nhóm các nước có tốc độ tãng trưởng tiêu thụ bia bình quân hằng nãm cao nhất thế giới. Đáng chú ý, trong số nam giới uống rượu, bia thì có 1/4 số người uống ở mức có hại và tuổi bắt đầu uống rượu, bia có xu hướng trẻ hóa.

Những tàn phá nặng nề của rượu bia tới cơ thể

Nghiên cứu của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho thấy lạm dụng rượu, nghiện rượu là tệ nạn đang gia tãng, nhất là ở tuổi thanh niên, ảnh hưởng đến đời sống, giống nòi dân tộc. Ở lứa tuổi trẻ, con số này cũng gia tãng báo động với 79,9% nam và 36,5% nữ thanh thiếu niên 14-15 tuổi có sử dụng rượu bia, tãng 10% với nam và 8% với nữ sau 5 nãm; có 60,5% nam và 22% nữ đã từng uống say. Tỷ lệ sử dụng rượu bia trong nhóm 14-17 tuổi tãng từ 34,9 lên 47,5% và trong độ tuổi 18-21 tãng từ 55,9% lên 67%; 20,8% nam vị thành niên đã lái xe sau khi uống rượu bia và bị các chấn thương phải nghỉ học, lao động một tuần trở lên...

Nghiện rượu có yếu tố di truyền rõ rệt. 50% bố, con trai và anh em của những người nghiện rượu có khả nãng trở thành người nghiện rượu. Con của người nghiện rượu có nguy cơ nghiện rượu cao gấp 3-4 lần đứa trẻ bình thường.

Bên cạnh đó, uống quá nhiều rượu bia, chất độc không thể thoát ra mà tích tụ trong gan làm gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan. Khi rượu bia vào cơ thể, chỉ khoảng 10% lượng cồn được đào thải qua đường tiểu, mồ hôi và hơi thở, 90% còn lại sẽ đến thẳng gan. Tại đây, chất cồn từ bia rượu sẽ được tế bào gan xử lý, tiến hành quá trình khử độc. Tuy nhiên, khả năng của gan chỉ có hạn, chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Nếu nồng độ cồn trong máu càng cao thì thời gian xử lý càng lâu.

Các chuyên gia trên thế giới cho biết, chất cồn vào cơ thể ở mức an toàn là một đơn vị mỗi ngày, trong đó một đơn vị = 25 ml thức uống có cồn 40 độ, hoặc 50 ml thức uống có cồn 20 độ. Nếu vượt quá, tế bào gan hoạt động quá tải, cồn trong rượu chuyển hóa thành acetaldehyde - chất rất độc không chỉ với gan mà còn cả với thần kinh, thị giác, dạ dày, đường tiêu hóa, tích tụ lại ở lá gan.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thành Lý - Hội Gan mật TPHCM - cho biết: theo thống kê, 90% người thường xuyên dùng rượu bia bị gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ là hiện tượng tích mỡ trong tế bào gan. Biểu hiện bệnh là luôn cảm thấy thèm ăn, béo bụng, cao huyết áp, tiểu đường. Tình trạng này có thể thoái lui khi bệnh nhân ngưng uống. Ngược lại, nếu vẫn tiếp tục uống rượu nhiều, nó sẽ tiến triển dần đến bệnh viêm gan.

Viêm gan do rượu thể nhẹ thường không có triệu chứng, nếu có chỉ là sự phát hiện bất thường men gan trong máu. Một số trường hợp trở nên mạn tính, gây phá hủy dần tế bào gan, cuối cùng dẫn đến xơ gan. Thể nặng hơn là có triệu chứng mệt mỏi, có dấu hiệu vàng da, đôi khi đau vùng gan. Viêm gan cấp sẽ có biểu hiện rõ ràng hơn: bệnh nhân nhanh chóng dẫn đến cơn hôn mê gan, vàng da sậm, rối loạn đông máu, suy giảm nhận thức, hôn mê, xuất huyết đường tiêu hóa, tỷ lệ tử vong cao.

Xơ gan là tình trạng xơ hóa dần mô gan bình thường. Quá trình này còn diễn tiến tăng dần, mô xơ ảnh hưởng đến cấu trúc bình thường và sự tái tạo của tế bào gan, theo thời gian, gan mất dần chức năng. Các mô xơ còn có tác hại làm ngăn cản lưu thông bình thường của dòng máu chảy đến gan. Sự hình thành mô sẹo là vĩnh viễn, không thể phục hồi. Lúc đầu, việc mất một vài tế bào gan không gây ảnh hưởng gì đến bệnh nhân, không có triệu chứng xuất hiện. Khi tế bào gan bị hủy hoại càng nhiều, mô xơ tăng lên, bệnh bắt đầu có triệu chứng tương tự như bệnh viêm gan. Điểm khác biệt chỉ là ở chỗ các tiến trình của xơ gan diễn biến một cách chậm chạp hơn. Ở những người xơ gan nặng, hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa thường xuất hiện với các triệu chứng: báng bụng, tuần hoàn bàng hệ... Xơ gan là một trong những nguy cơ nguy hiểm nhất gây ung thư gan.

Để phòng ngừa các bệnh về gan, các chuyên gia đều cho rằng, điều quan trọng nhất là phải từ bỏ rượu bia. Với những người nghiện rượu, có thể bắt đầu bằng việc giảm lượng rượu trong tuần. Bệnh nhân cần được tư vấn về chế độ ăn uống, bổ sung vitamin và khoáng chất, giảm bớt các loại thuốc, thực phẩm có hại cho gan, chọc hút dịch, dùng thuốc lợi niệu và kháng sinh cho những bệnh nhân bị báng bụng. Khi gan không còn hoạt động nữa chỉ còn một biện pháp duy nhất là ghép gan.

Mức rượu bia cho phép vào cơ thể như sau: Nam giới chỉ uống không quá 4 đơn vị một ngày và dưới 21 đơn vị một tuần. Nữ: giới hạn là 3 đơn vị một ngày và 14 đơn vị một tuần. Phụ nữ mang thai hoàn toàn không nên uống. Thai phụ cá biệt vẫn sử dụng rượu, thì phải dưới 1-2 đơn vị một tuần và không được say.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Kinh hoàng những hậu quả do lạm dụng rượu, bia

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO