Chủ động hội nhập

Xuân Sanh 11/03/2016 11:15

Năm 2015 được xem là năm bội thu của hoạt động giao thương giữa Việt Nam với các nước. Bằng chứng thể thiện rõ, hàng loạt hiệp định thương mại song phương và đa phương đã và đang hình thành như: Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Nhật Bản (giai đoạn 2015 - 2019), Việt Nam – Liên minh Hải quan, Việt Nam – EU, Hiệp định tự do Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)… 

Chủ động hội nhập

Hàng loạt các hiệp định thương mại song phương
và đa phương được ký kết mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng cũng đầy thách thức.

Với điều kiện thuận lợi của Việt Nam trước hội nhập thấy rõ, sắp tới hàng hóa Việt Nam cơ hội sẽ rộng đường vào sân chơi chung thông qua hình thức mở cửa kinh tế. Lợi ích của kinh tế cũng thấy rõ vì theo đánh giá của các tổ chức, không cần cộng gộp tất cả các hiệp định tự do thương mại, xét một mình TPP thôi cũng thấy nhiều thuận lợi cho hàng xuất khẩu. Lý do, nội khối TPP đã chiếm 40% GDP toàn thế giới. Dự kiến, nếu TPP suôn sẻ đến năm 2025 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng trưởng hai con số, đồng thời kéo tăng trưởng kinh tế phát triển song song.

Nhìn vào thực tế khách quan các chuyên gia kinh tế cho rằng, thời gian tới doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động “đem chuông đi đánh xứ người” bằng cách nỗ lực đem hàng đi sang các nước. Trước mắt là giới thiệu để người tiêu dùng biết đến, dần dần tính chuyện cạnh tranh với ấn tượng đặc biệt. Nhiều quan điểm tự tin cho hay, chất lượng hàng hóa xuất xứ Việt Nam không thua gì cả nước. Chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh đang là những lợi thế để hàng Việt thâm nhập thị trường các nước. Đánh dấu sự chen chân vào thị trường cao cấp một cách ngoạn mục phải kể đến Tôn Hoa Sen. 20.000 tấn tôn thành phẩm được xuất vào thị trường Hoa Kỳ với trị giá khoảng 10 triệu USD. Sự thành công của doanh nghiệp trong đợt này đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động xuất khẩu tới Hoa Kỳ. Ngoài ra, đây được xem là kết quả nỗ lực không ngừng của doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam trong hoạt động tìm kiếm thị trường mới, đón đầu hội nhập, đặc biệt là thị trường của các nước TPP. Không riêng thị trường TPP, doanh nghiệp đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường các nước của Cộng đồng kinh tế ASEAN. Bàn về giải pháp tăng cường xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Anh Tuấn từng cho rằng, đàm phán và mở cửa là một câu chuyện. Còn chuyện tổ chức sản xuất và xuất khẩu như thế nào lại là chuyện khác. Chắc chắn cần cuộc cách mạng về đổi mới của cộng đồng doanh nghiệp.

Liên quan đến kế hoạch phát triển thị trường các nước trong thời gian tới bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao nêu quan điểm: Sắp tới Bộ Ngoại giao, Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam… phải tổ chức thành từng nhóm để chinh phục thị trường các nước. Nên đi thành từng nhóm để tạo sức mạnh lớn chứ không nên đi nhỏ lẻ. Muốn thành công trong việc thâm nhập thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động hội nhập bằng cách trang bị kinh nghiệm, trình độ kinh doanh, hiểu biết về pháp luật...Như vậy, chúng ta mới ở thế chủ động khi hội nhập.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Chủ động hội nhập

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO