Tái cơ cấu đầu tư công

Hồ Hương 14/05/2016 13:10

Luật Đầu tư công triển khai từ ngày 1-1-2015, sau đó là các văn bản được ban hành để tạo điều kiện cho các bộ, ngành và địa phương có thể triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020. Trước đó nữa, một công cụ được xem như bước ngoặt trong đầu tư công được kỳ vọng rất lớn đó là Chỉ thị 1792. Chỉ thị đưa ra những tiêu chí rất rõ ràng trong ưu tiên bố trí vốn. Điều này sẽ tạo chủ động cho địa phương trong cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước bởi thông thường các dự án thường

Tái cơ cấu đầu tư công

Gần đây nhất, với quyết tâm chống thất thoát lãng phí, đầu tư dàn trải Thủ tướng Chính phủ tiếp tục giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương liên quan rà soát lại các dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng.

Việc siết chặt đầu tư công là hết sức cần thiết trước việc bội chi ngân sách, nợ công tăng. Việc phát hành trái phiếu cũng ngày càng khó hơn, trong khi nhu cầu đầu tư phát triển rất mạnh. Vì vậy, không thể để cho tình trạng đầu tư công dàn trải, “thất thoát”, đội vốn. Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Phương Bắc, so với tái cơ cấu ngân hàng thương mại thì tái cơ cấu đầu tư công còn nhiều hạn chế, tái cơ cấu đầu tư công cần thời gian dài hơn và cần sự quyết liệt hơn.

Việc lựa chọn và rà soát các dự án đầu tư công trong kế hoạch trung hạn thực ra cũng có nhiều điểm khó vì trong các nghị định chưa có hướng dẫn, đánh giá, cũng như tiêu chuẩn dự án nào lựa chọn, và việc triển khai Luật Đầu tư công khó ở cấp sở, cấp huyện. Các hướng dẫn chỉ mới đang giải quyết được khâu mối quan hệ giữa Trung ương và cấp tỉnh mà chưa có quy trình nhất định với các cấp dưới hơn.

Vẫn theo ông Bắc, để tiến hành rà soát có hiệu quả cần có thang điểm, đánh giá khâu đầu, lựa chọn dự án đưa vào hàng năm. Tái cơ cấu đầu tư công thì càng không được lảng tránh khâu đánh giá, thẩm định dự án.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Tái cơ cấu đầu tư công

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO