Thúc đẩy thanh toán điện tử

Thuý Hằng 13/06/2019 08:00

Theo dữ liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, tổng giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt trên 64.160 nghìn giao dịch tương ứng với gần 35.728 nghìn tỷ đồng (tăng khoảng 23,23% về số lượng giao dịch và tăng 17,63% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm ngoái).

Việc mở và sử dụng tài khoản của cá nhân tiếp tục tăng lên: Đến cuối tháng 3/2019 đã tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên có thực tế chỉ ra, thanh toán bằng tiền mặt trên toàn thế giới vẫn có khuynh hướng tăng bất chấp xu hướng mở rộng của thanh toán điện tử.

Thúc đẩy thanh toán điện tử

Cần bổ sung hành lang pháp lý trong hoạt động thanh toán phi tiền mặt.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Kim Anh cho rằng, xã hội không tiền mặt cũng có những vấn đề quan ngại trước những rủi ro tiềm ẩn về tính bảo mật, an toàn dữ liệu, an ninh mạng,… Đây là điều mà các cơ quan quản lý đang và sẽ rất lưu tâm trong quá trình hoạch định, triển khai các chính sách hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt ở nước ta.

Toàn quốc có hơn 18.700 cabin ATM

Theo dữ liệu thống kê từ NHNN, tổng giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 5 tháng đầu năm 2019 đạt trên 64.160 nghìn giao dịch, tương ứng với gần 35.728 nghìn tỷ đồng (tăng khoảng 23,23% về số lượng giao dịch và tăng 17,63% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm ngoái). Đến cuối tháng 4/2019, trên toàn quốc có hơn 18.700 ATM, tăng 4,25% so với cùng kỳ năm ngoái và hiện đã được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn…cũng như đang mở rộng đến các đơn vị cung cấp dịch vụ công (cơ sở y tế, bệnh viện, trường học,...).

Việc mở và sử dụng tài khoản của cá nhân tiếp tục tăng lên: Đến cuối tháng 3/2019 đã tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2018. Phát triển dịch vụ tài khoản cá nhân góp phần thu hút vốn nhàn rỗi từ mọi tầng lớp dân cư và là điều kiện tiên quyết để tạo mở rộng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Số lượng và giá trị giao dịch thẻ tiếp tục tăng. Đến ngày 31/3/2019, số lượng giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng đạt hơn 65 triệu giao dịch (tăng 18,45% so với cùng kỳ năm 2018) với tổng giá trị giao dịch hơn 171 nghìn tỷ đồng (tăng 18,82% so với cùng kỳ năm 2018); nhiều tính năng, tiện ích đã được tích hợp vào thẻ ngân hàng để sử dụng thanh toán hàng hóa, dịch vụ; đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ, độ an toàn, bảo mật trong thanh toán thẻ.

Tuy nhiên có thực tế chỉ ra, thanh toán bằng tiền mặt trên toàn thế giới vẫn có khuynh hướng tăng bất chấp xu hướng mở rộng của thanh toán điện tử. Theo báo cáo World Cash Report 2018 của G4S, trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với GDP năm 2016 tăng lên trên 9,6% so với mức 8,1% năm 2011. Số liệu trên cho thấy mặc dù thanh toán điện tử đang được đẩy mạnh, thanh toán di động đã trở thành xu hướng rõ nét ở nhiều nước nhưng tiền mặt vẫn còn được sử dụng nhiều trong các giao dịch nhỏ, lẻ và một xã hội không tiền mặt vẫn là đích đến lâu dài của nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể thấy thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra tác động kép vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông qua phổ cập dịch vụ ngân hàng-tài chính.

Tuy nhiên, xã hội không tiền mặt cũng có những vấn đề quan ngại trước những rủi ro tiềm ẩn về tính bảo mật, an toàn dữ liệu, an ninh mạng,.. Đây là điều mà các cơ quan quản lý của Việt Nam đang và sẽ rất lưu tâm trong quá trình hoạch định, triển khai các chính sách hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt.

Bổ sung hành lang pháp lý

Nhưng tại sao người Việt vẫn thích thanh toán tiền mặt? Có rất nhiều lý do được đưa ra, đó là do khách hàng quan tâm thanh toán làm sao nhanh, làm sao tiện và làm sao rẻ. Trong khi đó, đối với doanh nghiệp thì phải phối hợp với các ngân hàng để đưa ra các chương trình thay đổi trải nghiệm của khách hàng. Doanh nghiệp nên có các chính sách như khuyến mại để khuyến khích khách hàng có thêm động lực sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thanh toán hàng hóa, dịch vụ công.

Ông Trần Tuấn Anh – Giám đốc điều hành Shopee cho hay, không chỉ đơn giản là thói quen của người tiêu dùng mà là sự trải nghiệm ko dùng tiền mặt chưa thực sự thuận lợi bằng dùng tiền mặt. Về quy trình xây dựng ví điện tử vẫn có nhiều rào cản. Chẳng hạn, trên app của những đơn vị thanh toán ví điện tử, nếu tích hợp ví điện tử theo quy định thì phải trải qua 8 bước. “Đây là hạn chế thách thức sự kiên nhẫn của khách hàng” – ông Tuấn Anh chia sẻ.

Phía NHNN cho biết với phương châm chủ đạo lấy khách hàng làm trọng tâm, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 làm nhân tố quyết định, thời gian tới sẽ xây dựng, sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, trong đó tập trung vào ngân hàng số, thanh toán số. Bên cạnh đó sẽ xây dựng hạ tầng thanh toán quốc gia, xử lý thanh toán theo thời gian thực, vận hành liên tục 24/7, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong nền kinh tế số, đặc biệt có khả năng kết nối, tích hợp và xử lý thanh toán cho tất cả các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Thúc đẩy thanh toán điện tử

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO