Xây dựng chuỗi giá trị cho hồ tiêu

Nguyễn Tuấn Anh 24/06/2017 09:35

“Việc trồng hồ tiêu theo hướng hữu cơ, sinh học đang được coi là một xu thế sản xuất tiên tiến mà người nông dân cần học tập làm theo. Các đơn vị trực thuộc Bộ, các viện, trường, các nhà khoa học đẩy mạnh việc nghiên cứu sâu hơn về quy trình canh tác hồ tiêu an toàn, chế biển, bảo quản, liên tục cập nhật, phổ biến thông tin kiến thức mới để nông dân biết, làm theo cũng như vào cuộc đồng bộ hơn trong việc liên kết, xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm hồ tiêu Việt Nam theo hướng bền vững”- đó là

Hướng tới chất lượng để xây dựng thương hiệu cà phê Việt Nam.

Tới nay, hồ tiêu Việt Nam đã xuất khẩu tới 109 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2016 nước ta xuất khẩu trên 177.000 tấn hồ tiêu, đạt kim ngạch 1,42 tỷ USD và chiếm 50% thị phần tiêu thụ hồ tiêu của thế giới. Những năm qua giá tiêu tăng cao đã khiến cho nông dân đổ xô mở rộng diện tích. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê nếu như năm 2010 cả nước có 51300 ha, năm 2014 là 85.591 ha, thì đến năm 2016 đã tăng lên 124.529 ha tăng 22,54% so với năm 2015, vượt quy hoạch 249,06%.

Còn theo Cục Trồng trọt, diện tích hồ tiêu của các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ hiện nay hơn 120.000ha, chiếm 96% tổng diện tích hồ tiêu cả nước. Trong đó tập trung chủ yếu ở 7 tỉnh, bao gồm: Đắk Lắk hơn 27.500ha, Đắk Nông gần 27.600ha, Gia Lai là 16.400ha, Lâm Đồng hơn 1.600ha, Đồng Nai gần 18.000ha, Bình Phước hơn 15.000ha, và Bà Rịa - Vũng Tàu gần 13.000ha.

Mặc dù diện tích liên tục tăng, nhưng do quy trình sản xuất không đồng nhất nên chất lượng sản phẩm chưa đồng đều, không ổn định; việc sản xuất theo hướng GAP, đảm bảo an toàn thực phẩm còn hạn chế. Cùng với đó, thời tiết diễn biến thất thường đã gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng; các dịch bệnh thường xuyên xảy ra vẫn chưa có pháp phòng ngừa hiệu quả gây thiệt hại lớn cho sản xuất.

Đắk Nông hiện đang là tỉnh có diện tích hồ tiêu phát triển nóng nhất cả nước. Ông Dương Thanh Tùng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, hiện diện tích hồ tiêu tại tỉnh này đã tăng gấp đôi so với quy hoạch đến năm 2020. Hồ tiêu tăng trưởng nóng đang kéo theo nhiều hệ lụy và hậu quả mà nông dân trồng tiêu là đối tượng phải gánh chịu đầu tiên. Từ đầu năm đến nay toàn tỉnh có gần 1.800ha tiêu bị nhiễm bệnh tuyến trùng, trong đó hơn 1.200ha bị nhiễm bệnh chết nhanh. Giá tiêu cũng đang lao dốc với tốc độ chóng mặt và hiện được thu mua ở mức khoảng 75.000 đồng/kg, chỉ bằng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Nông dân trồng tiêu, đặc biệt là các hộ mới trồng chưa có thu hoạch dễ phá sản, nợ nần do chi phí đầu tư cho mỗi hecta tiêu hiện khoảng 350 – 500 triệu đồng, cao nhất trong các loại cây công nghiệp dài ngày. Thêm nữa, khâu chế biến sau thu hoạch sản phẩm hồ tiêu tại Đắk Nông vẫn hết sức hạn chế…

Theo TS Nguyễn Như Hiến (Cục Trồng trọt), việc cần làm ngay hiện nay là các tỉnh phải rà soát lại quy hoạch; vận động, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát để người dân không trồng hồ tiêu tại các khu vực không phù hợp với thổ nhưỡng; đồng thời đẩy mạnh sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt, đẩy mạnh liên kết trong mọi công đoạn, từ sản xuất đến chế biến, đa dạng hóa sản phẩm; và tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, đặc biệt là các thị trường lớn, khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản… Còn theo bà Nguyễn Mai Oanh (Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam), thì cần chuyển tử số lượng sang chất lượng, có nghĩa là phải trồng hồ tiêu “sạch” theo GAP, GMP mới có thể phát triển bền vững.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Xây dựng chuỗi giá trị cho hồ tiêu

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO