Ma trận cát nhân tạo

Lê Anh 18/12/2017 09:10

Do cát tự nhiên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh khan hiếm, thị trường xây dựng xuất hiện nhiều đơn vị sản xuất cát nhân tạo để cung cấp cho các công trình xây dựng, nhà ở dân sinh…Tuy nhiên, phản ánh của nhiều người dân, chủ đầu tư cho biết chất lượng của các loại cát nhân tạo hiện nay cũng mỗi nơi mỗi kiểu, người tiêu dùng rất dễ nhận “trái đắng” nếu mua phải sản phẩm kém chất lượng.

Ma trận cát nhân tạo

Cát nhân tạo mới chỉ cung cấp chủ yếu cho các cơ sở sản xuất bê tông tươi.

Theo ông Nguyễn Minh Tâm, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng Sư Tử Biển cho biết, hiện nay vẫn chưa có quy định, quy chuẩn cụ thể về sản phẩm cát nhân tạo. Các công ty sản xuất vật liệu xây dựng mới tiếp cận sản phẩm này ở mặt khái niệm và cũng chưa có công ty nào được cấp chứng nhận chất lượng sản phẩm, các nhà thầu chưa mặn mà, khiến đầu ra của sản phẩm gặp khó khăn.

Tại TP Hồ Chí Minh, cát nhân tạo được các cơ sở kho bãi phân phối dọc theo QL13, đoạn đi qua địa bàn quận Thủ Đức và QL1A đoạn qua địa bàn Q.12, huyện Hóc Môn. Tại các cơ sở này, cát nhân tạo được bày bán kèm với các loại vật liệu xây dựng thông dụng, như gạch men, đá grannit, thạch cao, cửa nhôm, kính cường lực…

nhiên, các chủ cơ sở cũng phản ánh về việc cát nhân tạo vẫn chưa được thị trường chú ý nhiều do là sản phẩm mới, kèm theo một số hạn chế của cát nhân tạo so với cát tự nhiên. Chị Nguyễn Bé Ba (34 tuổi, chủ cơ sở Thiên Thanh) cho biết, điểm yếu của cát nhân tạo chính là độ tròn, nhẵn của hạt cát. Mặc dù đã loại bỏ được nhược điểm của cát tự nhiên là ít tạp chất, hạt dày hơn, có độ bền cao hơn, nhưng do quá trình sử dụng máy bào đá thành cát nhân tạo sẽ khó có độ tròn, nhẵn tự nhiên như cát khai thác ở sông, suối. Theo chị Bé Ba, cơ sở mỗi tháng chỉ nhận đặt hàng 5 – 10 tấn nhưng lượng người mua loại cát nhân tạo cũng rất chậm.

Theo Hội vật liệu xây dựng Việt Nam, trên cả nước hiện có trên 50 nhà máy sản xuất cát nhân tạo, đáp ứng nhu cầu khoảng 20 triệu tấn/năm, nhưng chỉ chiếm một thị phần khiêm tốn so với lượng cát tiêu thụ trên thị trường. Chia sẻ với chúng tôi, TS Nguyễn Quang Cung, Phó chủ tịch Hội vật liệu xây dựng Việt Nam cho biết, các lo ngại về việc tiết diện của hạt cát nhân tạo sắc có thể gây chèn ép lên các ống nhựa thoát nước của công trình xây dựng, thế nhưng nhược điểm này cũng đã được khắc phục nhiều bằng công nghệ mới. T

uy nhiên, TS Nguyễn Quang Cung cũng nhìn nhận, hiện sản phẩm cát nhân tạo sản xuất ra chủ yếu được cung cấp cho các công ty mua về đúc bê tông hoặc các cơ sở sản xuất bê tông tươi cho các công trình xây dựng lớn. Tuy nhiên, lượng khách hàng cá nhân vẫn còn chưa mặn mà đối với cát nhân tạo.

Mặc dù vậy, TS Cung vẫn dự báo về triển vọng của cát nhân tạo trong những năm tới là rất cao. Bởi vì đợt khan hiếm cát tự nhiên vừa qua đã đẩy giá thành của loại cát này lên, một số nơi đã phải nhập cát tự nhiên từ các tỉnh miền Trung và từ Campuchia. Theo các nhà thầu tại TP Hồ Chí Minh, hiện nay thói quen tiêu dùng trong nước cũng là một vấn đề khi mà cát nhân tạo còn chưa thực sự phổ biến và được thị trường công nhận.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Ma trận cát nhân tạo

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO