Chưa rõ vai trò của Mặt trận trong quá trình thu hồi đất

Trần Nam - Quốc Trung 20/10/2017 16:12

Đây là nhận định của một số đại biểu tại Hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia cho dự án “Đào tạo nâng cao năng lực và nghiên cứu hoàn thiện quy trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư”, do Nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Luật (Trường Đại học Cần Thơ) vừa tổ chức ngày 18/10 tại Cần Thơ.

Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia đóng góp cho dự án “Đào tạo nâng cao năng lực và nghiên cứu hoàn thiện quy trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại TP Cần Thơ”.

Dự án “Đào tạo nâng cao năng lực và nghiên cứu hoàn thiện quy trình thu hồi đất, bồi thường (BT), hỗ trợ (HT), tái định cư (TĐC) tại TP Cần Thơ” do Nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Luật, Trường ĐH Cần Thơ thực hiện từ tháng 1/2017 và được tài trợ chính từ Cơ quan phát triển và Hợp tác Thụy Sỹ (SCD) và Cơ quan Hợp tác Đức, thông qua Tổ chức Land Equity và Dự án Quản trị đất đai vùng sông Mekong.

Tại hội thảo, các chuyên gia còn chỉ ra nhiều vướng mắc, bất cập và khó thực hiện của Luật Đất đai 2013.

Bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chia sẻ: Thời gian qua, trên địa bàn TP Cần Thơ cũng có nhiều dự án liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư… “Tuy nhiên, thực tế việc áp dụng Luật Đất đai còn nhiều vướng mắc, cứng nhắc chưa sát với thực tế”.

Liên quan đến bồi thường đất nông nghiệp khi thực hiện các dự án, TS Nguyễn Tiến Cường, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai cho biết, vẫn còn khoảng cách giữa các địa phương liền kề áp dụng chính sách hỗ trợ khác nhau. Có những địa phương sát nhau nhưng cách thực hiện hỗ trợ giá đất lại chênh lệch nhau, dẫn đến kiếu nại.

Hoặc cơ chế thu hồi đất với các dự án kinh tế và thương mai, Luật Đất đai quy định chủ đầu tư tự thỏa thuận, nhưng đã thỏa thuận 80% rồi, không tiến triển thêm nên kéo dài.

Bà Đặng Thị Anh Đào, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Cần Thơ cho rằng qui định mới của luật là yêu cầu HĐND cấp tỉnh thông qua danh mục thu hồi đất hàng năm nhưng lại không có qui định nào qui định nghị quyết danh sách thu hồi đất trên địa bàn có hiệu lực là bao lâu?

Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, về cơ bản Luật Đất đai 2013 chặt chẽ hơn và có những điểm mới, nhưng cũng có những khoảng trống cần được bổ sung để hoàn thiện.

Tại Hội thảo, PGS.TS Phan Trung Hiền, Chủ nhiệm đề án nêu ra 10 vấn đề lớn là những khó khăn, bất cập trong qui định và thực tiễn triển khai Luật đất đai 2013.

Trong đó, quyền giám sát của công dân chưa được thể hiện rõ và chưa có cơ chế rõ ràng để thực hiện. Mặc dù quyền giám sát của công dân đối với công tác quản lý đất đai nói chung và thu hồi đất BT, HT, TĐC nói riêng đã được qui định tại Điều 199 nhưng đến nay vẫn chưa có qui định chi tiết để thực hiện hiệu quả quyền giám sát này.

Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, Điều 199 của Luật Đất đai rất cần hướng dẫn cụ thể; Nghị định 47/2014/NĐ-CP cần có những qui định cụ thể về hình thức giám sát, nội dung giám sát, giới hạn của quyền giám sát và cả biện pháp đảm bảo quyền giám sát.

Nhóm nghiên cứu còn chỉ ra, Hiến pháp và Luật Mặt trận Tổ quốc năm 2015 xác định rõ chức năng giám sát và phản biện là hai chức năng cơ bản, quan trọng của Mặt trận. Trong quá, trình thu hồi đất sự giám sát và phản biện là rất quan trọng. Tuy nhiên, các văn bản đất đai qui định về trình tự, thủ tục thu hồi đất chỉ chú trọng và chi tiết các qui định về MTTQ cấp xã khi có cưỡng chế.

Hiện nay Mặt trận chỉ được qui định cụ thể về vai trò vận động, thuyết phục trong quá trình cưỡng chế tại Điều 89 và 71 của Luật Đất đai trong khi trách nhiệm giám sát, phản biện của Mặt trận vẫn chưa được qui định rõ ràng trong các bước thực hiện thu hồi đất.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Chưa rõ vai trò của Mặt trận trong quá trình thu hồi đất

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO