Vai trò của Mặt trận trong cải cách tư pháp

Nguyễn Phượng 09/09/2015 11:33

Ngày 9/9, Ban thường trực MTTQ Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học MTTQ Việt Nam tham gia vào quá trình cải cách tư pháp. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Vũ Trọng Kim, Phó chủ tịch Nguyễn Văn Pha, đại diện bộ, ngành chức năng về cải cách tư pháp tham dự.

Vai trò của Mặt trận trong cải cách tư pháp

Quang cảnh Hội thảo khoa học MTTQ Việt Nam
tham gia vào quá trình cải cách tư pháp.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim, trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN của nhaand ân, do nhân dân, vì nhân dân, của Đảng và Nhà nước ta, cải cách tư pháp được xác định là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Cùng với cách cách lập pháp, hành pháp, cải cách tư pháp có vai trò quan trọng, góp phần hoàn thiện bộ máy nhà nước, bảo đảm cho nhà nước pháp quyền vận hành đúng hướng trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật.

Kể từ Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/02/2005 của Bộ Chính trị “về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” cho đến nay, công cuộc cải cách tư pháp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp vẫn còn chậm, chưa theo đúng lộ trình. Vẫn còn một số cán bộ tư pháp phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu. Tình trạng một bộ phận cán bộ tư pháp nhũng nhiễu, tiêu cực, chưa giảm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào chất lượng hoạt động tư pháp.

Phó Chủ tịch – Tổng thư ký Vũ Trọng Kim khẳng định, công tác giám sát của cơ quan dân cử, MTTQ và các đoàn thể nhân dân đối với hoạt động tư pháp hiệu quả thấp. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, trong đó MTTQ Việt Nam với ý nghĩa là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cần phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình tham gia vào quá trình cải cách tư pháp, nhất là thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước mà trọng tâm là nâng cao hiệu quả công tác giám sát các hoạt động tư pháp của Mặt trận.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, các bộ, ngành chức năng cùng nhau trao đổi về vai trò của MTTQ Việt Nam trong công tác cải cách tư pháp; những bất cập khi Mặt trận tham gia vào quá trình cải cách tư pháp.

Đồng thời đưa ra giải pháp, phương thức bảo đảm sự tham gia hiệu quả của Mặt trận vào tiến trình cải cách tư pháp, trong đó có vai trò giám sát của Mặt trận, của nhân dân đối với hoạt động tư pháp, góp phần cùng Đảng, Nhà nước hoàn thành mục tiêu, nhiệm cụ của chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đóng góp tương xứng với vị thế, chức năng của MTTQ Việt Nam được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật MTTQ Việt Nam

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Vai trò của Mặt trận trong cải cách tư pháp

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO