Mở hướng cho đồng bằng sông Cửu Long

H.Chính 24/09/2017 06:00

Ngày 26 và 27 tới, tại Cần Thơ sẽ diễn ra hội nghị tìm giải pháp phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị.


ĐBSCL đang phải đối mặt với những thách thức về biến đổi khí hậu mang tính sống còn.

Tại ngày thứ nhất của hội nghị (ngày 26-9), sẽ diễn ra 3 phiên thảo luận chuyên đề, bàn về tổng quan, thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho ĐBSCL; thảo luận về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ĐBSCL, huy động điều phối nguồn lực cho phát triển vùng ĐBSCL và thảo luận về nông nghiệp bền vững, hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai và sạt lở.

ĐBSCL là vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế, nơi sinh sống của khoảng 18 triệu người dân Việt Nam. Vùng đóng góp khoảng 18% GDP toàn quốc, với 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và 70% sản lượng trái cây cả nước.

Trong hai ngày 26-27/9, một hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, sẽ diễn ra tại Cần Thơ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Hội nghị lần này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem xét một cách toàn diện, có hệ thống, nhận diện đầy đủ những tiềm năng cũng như những thách thức đang đặt ra đối với ĐBSCL.

Hiện, vùng ĐBSCL đang phải đối mặt với những thách thức mang tính sống còn do mô hình phát triển trước đây không còn phù hợp. Chính sách quy hoạch, phân vùng, quản lý thiếu gắn kết, đồng bộ do tác động của biến đổi khí hậu dần dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững, làm sinh kế của người dân trở nên bấp bênh.

Trước những yêu cầu cấp bách đặt ra, tháng 7/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm Hà Lan và một trong những mục tiêu lớn của chuyến thăm này là tìm hiểu kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác với Hà Lan trong biến đổi khí hậu.

Điểm đặc biệt nổi bật trong chuyến thăm, theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, là việc Thủ tướng đã đi thị sát, bằng trực thăng, tuyến đê biển và các công trình trị thủy nổi tiếng thế giới của Hà Lan cũng như việc quy hoạch đồng bằng của Hà Lan trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

“Kết quả của chuyến thị sát, làm việc này sẽ có tác động rất tích cực đến việc ra quyết sách của Chính phủ trong thời gian tới về các vấn đề ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững, chống xâm mặn, xói lở và ngập lụt tại ĐBSCL”- Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nhận định.

Ngay sau chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức Hội nghị chuyển đổi mô hình phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Hội nghị là nơi tập trung các ý tưởng lớn giúp Chính phủ Việt Nam và vùng ĐBSCL xác định các nhóm giải pháp chiến lược về chuyển đổi có quy mô lớn nhằm phát triển bền vững ĐBSCL với tầm nhìn đến 2100, chủ động trước những xu thế, diễn biến, biến đổi không thể đảo ngược về điều kiện tự nhiên.

Tại ngày thứ nhất của hội nghị (ngày 26-9), sẽ diễn ra 3 phiên thảo luận chuyên đề. Phiên 1 sẽ bàn về tổng quan, thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển cho ĐBSCL, do Bộ trưởng Bộ TNMT chủ trì. Phiên 2 sẽ thảo luận về quy hoạch tổng thể phát triển vùng ĐBSCL, huy động điều phối nguồn lực cho phát triển vùng ĐBSCL, do Bộ trưởng Bộ KHĐT chủ trì. Phiên 3 sẽ do Bộ trưởng Bộ NNPTNT chủ trì thảo luận về nông nghiệp bền vững, hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai và sạt lở. Ngày 27-9, phiên họp toàn thể sẽ do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.

ĐBSCL là vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế, nơi sinh sống của khoảng 18 triệu người dân Việt Nam. Vùng đóng góp khoảng 18% GDP toàn quốc, với 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và 70% sản lượng trái cây cả nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Mở hướng cho đồng bằng sông Cửu Long

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO