Mưu sinh nơi lòng hồ

Em     Ngọc Hoa 27/03/2016 14:10

Một cuộc di dời cực kỳ khó khăn. Những người đàn ông, đàn bà xiêu vẹo trong nắng hạn, trên lưng họ nặng trĩu những vật dụng gia đình. Họ đã đi bộ đến cả chục cây số để đến khu vực Sông Sắt -  hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Ninh Thuận nằm ở xã Phước Thành, huyện Bác Ái, dựng lều tạm, chăn thả gia súc và tranh thủ nguồn nước ít ỏi trong lòng hồ để sản xuất tạm bợ. 

Mưu sinh nơi lòng hồ

Ảnh minh họa.

Anh Ngọc Minh thân mến,

Xin chia sẻ với tâm sự của anh, một người từ lâu đã chọn Campuchia là quê hương thứ 2 của mình. Quả như lời anh nói, hiện không chỉ những người dân ở ĐBSCL và Tây Nam Bộ đang khát cháy mà những người dân Campuchia cũng đang phải đối phó với rất nhiều khó khăn từ ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Phần lớn các sông rạch ở đây đã cạn khô, hàng chục ngàn hộ gia đình đang gặp khó khăn về nước sinh hoạt và dự báo con số này sẽ còn tăng lên nhiều lần trong thời gian tới…

Những ngày này nếu vào google mà seachr“thiếu nước sạch” thì kết quả của nó khiến nhiều người không khỏi bất ngờ anh nhỉ? Đây cũng là vấn đề mà truyền thông đề cập nhiều nhất từ đầu năm tới giờ. Enilo đang khiến đất đai khô cằn, cây cỏ héo úa, gia súc chết dần chết mòn và bệnh tật đang bắt đầu tấn công người dân.

Anh biết không, hiện hơn nửa triệu dân ở các tỉnh ven biển như Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu và Bến Tre…đang thiếu trầm trọng nước sinh hoạt, một số vùng người dân đang phải mua nước ngọt với giá từ 60.000 đến 100.000 đồng/m3 nước. Và rất nhiều nơi, người dân đang đang khát cháy nước nhưng không thể đủ tiền mua. Không có nước sinh hoạt đã khổ, không có nước để sản xuất lại càng khổ hơn. Bất đắc dĩ thời gian gần đây nhiều người dân ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đã phải rời làng dắt díu nhau xuống lòng hồ thủy lợi để mưu sinh.

Một cuộc di dời cực kỳ khó khăn. Những người đàn ông, đàn bà xiêu vẹo trong nắng hạn, trên lưng họ nặng trĩu những vật dụng gia đình. Họ đã đi bộ đến cả chục cây số để đến khu vực Sông Sắt - hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Ninh Thuận nằm ở xã Phước Thành, huyện Bác Ái, dựng lều tạm, chăn thả gia súc và tranh thủ nguồn nước ít ỏi trong lòng hồ để sản xuất tạm bợ.

Anh biết không?

Trong các hộ di cư xuống lòng hồ có rất nhiều ông bố, bà mẹ trẻ. Họ dứt lòng để lại những đứa con nhỏ ở nhà, một mình xuống đây mưu sinh, mong kiếm chút lương thực gửi về, cũng là để cứu đàn cừu đang khô gầy vì thiếu nước. Dễ dàng bắt gặp trên những gương mặt khắc khổ ấy sự âu lo đến tột cùng. Anh bảo, không lo sao được khi hồ Sông Sắt đã và đang dần cạn nước sau hai mùa hạn liên tiếp. Tranh thủ nước lòng hồ cạn đến đâu, người dân tận dụng trồng trọt đến đó. Những luống bắp, đậu xanh, đậu ván... đang hứa hẹn là nguồn thu nhập tạm thời để họ chống chọi lại với sự khắc nghiệt của thời tiết.

Ai cũng thấy cuộc mưu sinh này vô cùng mong manh. Thực ra chính quyền địa phương cũng nắm được tình hình nhưng anh biết không, theo lời ông ông Mẫu Thái Phương, Chủ tịch UBND huyện Bác Ái thì vì đó là đất trong lòng hồ thủy lợi, nên bà con chỉ được phép làm tạm để kiếm sống, vượt qua khó khăn trong lúc hạn hán mà thôi. Khi mùa mưa đến, bà con phải dời lên làng, trả lại nguyên trạng cho lòng hồ thủy lợi Sông Sắt.

Đó là một quyết định hoàn toàn đúng đắn, đầy tính nhân văn của chính quyền địa phương trong thời điểm khô hạn hiện nay phải không anh. Thực ra, trong bất cứ trường hợp nào thì việc lo an sinh cho người dân vẫn cần phải được ưu tiên. Cứ theo dự báo thì ở ĐBSCL và các tỉnh Tây Nam Bộ ít nhất 2 tháng nữa mới mưa, còn Campuchia thì ít nhất là tháng 7 mới có mưa đầu mùa. Một khoảng thời gian chờ đợi quá dài không chỉ với người dân vùng hạn hán phải không anh? Có gì mới biên thư cho em nhé!

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Mưu sinh nơi lòng hồ

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO