Nâng cao đạo đức thầy trò, văn hóa ứng xử

Anh Vũ 27/08/2015 09:35

Nội dung truyền thông phải lựa chọn một số vấn đề trọng tâm nhất là đối với với thế hệ trẻ, sử dụng nhiều hình thức khác nhau để nâng cao đạo đức của thày, trò, văn hóa ứng xử. Việc truyền thông phải xuất phát từ yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo chứ không phải là tuyên truyền về thành tích là những ý kiến được đưa ra tại Hội thảo góp ý dự thảo Đề án truyền thông về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề do Hội đồng Tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường – Ủy

Góp ý vào đề án, các đại biểu cho rằng đề án rất có ý nghĩa quan trọng, bởi vì đổi mới truyền thông về giáo dục sẽ mang lại kiến thức, tri thức, đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Theo GS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Không nên lấy một lúc toàn bộ học sinh ra để làm thí điểm, cần thấy được nguyên tắc “học gì thi nấy” chứ không phải là “thi gì học nấy”. Việc thi 3 môn bắt buộc và một môn tự chọn tất yếu dẫn đến việc học lệch của hàng triệu học sinh ngay từ cấp THCS. Thầy cô dạy các môn phụ sẽ còn hào hứng gì nữa khi giảng dạy. Học sinh sẽ thiếu kiến thức biết bao khi vào đời vì đã thờ ơ với các môn học phụ.

“Theo tôi phải thương học sinh theo tinh thần khác chứ không phải nhắm mắt cho tốt nghiệp không thực chất với tỷ lệ 92% như năm nay và 98% như nhiều năm trước. Thương học sinh là để cho các em có tấm bằng tốt nghiệp THPT đúng với kiến thức cần đủ trang bị để chuẩn vị học nghề và chào đời”, GS. Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.

PGS.TS Trần Hậu - Ủy viên Hội đồng cho rằng, xuất phát từ yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo nên cần thiết phải xây dựng đề án truyền thông này. Tuy nhiên theo GS Hậu đây là đề án truyền thông chứ không phải là đề án tuyên truyền về thành tích do đó cần đầu tư nhiều để hoàn thiện. Cần xác định rõ mục đích của đề án nhằm mục đích gì. Cùng với đó cần bổ sung làm rõ những điều kiện đảm bảo việc thực hiện đề án trong đó nhấn mạnh rõ những điều kiện chủ quan của ngành giáo dục và điều kiện khách quan của xã hội mà trước hết cần đổi mới bản thân ngành giáo dục.

Theo GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu – Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn khoa học giáo dục và môi trường, nội dung truyền thông phải lựa chọn một số vấn đề trọng tâm, sử dụng nhiều hình thức khác nhau để nâng cao đạo đức của thầy trò, văn hóa ứng xử nhất là đối với thế hệ trẻ. Về đạo đức cần có các phương tiện truyền thông nhằm góp phần khắc phục những điểm yếu phổ biến như không trung thực, chuộng danh hão, muốn hưởng mà không muốn làm, thực dụng cào bằng, không muốn có người giỏi hơn.

Chính vì vậy theo GS Châu việc truyền thông cần hướng tới việc đa dạng hóa để hướng nghiệp theo đúng năng lực, sở trường, coi trọng rèn luyện kỹ năng sống...

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nâng cao đạo đức thầy trò, văn hóa ứng xử

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO