Xung quanh chuyện đấu thầu dự án mô phỏng ngành học điện công nghiệp

Nhóm phóng viên 15/09/2020 09:00

Việc đấu thấu thuộc dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” đang gây ra một số băn khoăn trong dư luận.

Coi nhẹ phần “trọng”!

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong giảng dạy nghề tại các cơ sở đào tạo nghề, phát triển chương trình, giáo trình đào tạo, đào tạo chất lượng cao, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học… đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp…, ngày 10/6/2020, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 2104/QĐ-BNN-TC phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp máy móc thiết bị tăng cường cơ sở vật chất thuộc dự án “Đổi mới và Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” và nguồn thu hoạt động sự nghiệp khác năm 2020 của Trường Cao đẳng Việt Xô.

Tổng giá trị gói thầu “Cung cấp và lắp đặt thiết bị dạy nghề” thuộc dự án trên dự kiến là hơn 6,3 tỷ đồng (đấu thầu rộng rãi trong nước).

Đến ngày 26/6/2020, bộ này tiếp tục ký Quyết định số 2409 về phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị đào tạo và thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thuộc dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” và nguồn thu hoạt động sự nghiệp khác năm 2020 của Trường Cao đẳng Cơ giới.

Dự án trên gồm 2 gói thầu: Gói thầu số 1 “Cung cấp, lắp đặt thiết bị đào tạo” là hơn 8,8 tỷ đồng (đấu thầu rộng rãi trong nước); gói thầu số 2 “Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp” là 170 triệu đồng (chỉ định nhà thầu). Tổng giá trị 2 gói thầu này là hơn 9 tỷ đồng.

Hai gói thầu thuộc dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” của Bộ NN&TTNT tại các trường Cao đẳng Việt Xô và Cơ giới Ninh Bình có hạng mục: phòng học mô phỏng và phần mềm giảng dạy thiết kế mô phỏng điện công nghiệp nhưng trong hồ sơ mời thầu yêu cầu các đơn vị tham gia đấu thầu phải có hợp đồng tương tự đối với hạng mục phần mềm mô phỏng là chưa chặt chẽ, rủi ro cho gói thầu, trong khi đó giá trị tài chính phần mềm trong gói thầu khá lớn, hàng tỷ đồng.
Hai gói thầu thuộc dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” của Bộ NN&TTNT tại các trường Việt Xô và Cơ giới có hạng mục: phòng học mô phỏng và phần mềm giảng dạy thiết kế mô phỏng điện công nghiệp nhưng trong hồ sơ mời thầu yêu cầu các đơn vị tham gia đấu thầu phải có hợp đồng tương tự đối với hạng mục phần mềm mô phỏng là chưa chặt chẽ, rủi ro cho gói thầu, trong khi đó giá trị tài chính phần mềm trong gói thầu khá lớn, hàng tỷ đồng.

Tại các gói thầu của dự án trên, trường Việt Xô và trường Cơ giới trong hồ sơ mời thầu, phần phạm vi cung cấp hàng hóa và các dịch vụ liên quan gồm rất nhiều danh mục như: Ghế ngồi thực hành, máy tính xách tay, bàn thực hành giáo viên, mâm quay, dao phay đĩa mô-đun…

Trong đó, hạng mục: Phần mềm cho phòng số hóa, mô phỏng hóa; phần mềm quản lý phòng học máy tính và phần mềm giảng dạy thiết kế và mô phỏng nghề điện công nghiệp được quy định theo quyết định trường chất lượng cao 761 và đề án công nghệ thông tin 1982 của Thủ tướng yêu cầu số hóa và mô phỏng hóa ngành học trọng điểm. Đây là hạng mục được đánh giá là quan trọng, chiếm một số lượng tài chính khá lớn của gói thầu.

Tuy nhiên, hồ sơ mời thầu của cả 2 trường lại không yêu cầu nhà thầu phải có hợp đồng tương tự đối với hạng mục phần mềm nói trên. Nội dung này, trường Việt Xô chỉ đưa ra yêu cầu đối với nhà thầu nội dung sau: Hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự là hợp đồng cung cấp thiết bị nghề điện công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí cho các trường dạy nghề sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Tương tự, trường Cơ giới cũng chỉ đưa ra yêu cầu hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự là hợp đồng cung cấp thiết bị cho nghề cắt gọt kim loại hoặc thiết bị nghề điện công nghiệp hoặc nghề kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí hoặc nghề công nghệ ô tô hoặc nghề kỹ thuật chế biến món ăn.

Như vậy hồ sơ mời thầu của 2 trường trên không yêu cầu các đơn vị tham gia đấu thầu phải có hợp đồng tương tự đối với hạng mục phần mềm mô phỏng là chưa chặt chẽ, rủi ro cho gói thầu, trong khi đó giá trị tài chính phần mềm trong gói thầu khá lớn, hàng tỷ đồng, đi ngược lại với “chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động” của Thủ Tướng Chính phủ.

Có “đặt trứng nhầm giỏ”?

Theo tìm hiểu, dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” thuộc "chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016 - 2020”.

Trong đó mục tiêu chung của dự án là hỗ trợ đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố căn bản của giáo dục nghề nghiệp về cơ chế chính sách; hoạt động đào tạo dựa trên chuẩn năng lực, chuẩn đầu ra; các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động và hội nhập với các quốc gia tiên tiến trong khu vực ASEAN và thế giới.

Nhiệm vụ chủ yếu là ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học nghề; Xây dựng, nâng cấp trung tâm tích hợp dữ liệu; Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Đầu tư phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hóa, hệ thống thiết bị mô phỏng, thiết bị thực tế ảo và các phần mềm mô phỏng thiết bị dạy học thực tế ảo.

Nhưng thực tế các gói thầu thuộc dự án “đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” tại trường Việt Xô và trường Cơ giới lại lọt vào tay một công ty chưa hề có năng lực triển khai về phòng học mô phỏng các ngành nghề trọng điểm, đặc biệt là mô phỏng ngành học điện công nghiệp - phần mềm mô phỏng hay một hợp đồng tương đương về phần mềm mô phỏng.

Như vậy dư luận có quyền đặt nghi vấn: “Có sự bắt tay giữa các chủ đầu tư với nhà thầu hay không?”. Và nếu những cơ quan quản lý nhà nước như Bộ NN&PTNT; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB&XH cần vào cuộc kiểm tra trước khi dự án hàng tỷ đồng có nguy cơ bị tê liệt từ chính nhà thầu không đủ năng lực gây ra.

Phần mềm mô phỏng điện công nghiệp là một dạng phần mềm mô phỏng mô phỏng các ngành liên quan đến điện, điện tử, ứng dụng vào dạy học.

Quy trình để làm được phần mềm mô phỏng được Bộ Thông tin - Truyền thông đánh giá là dạng phức tạp và mất nhiều thời gian để xây dựng: Phần mềm phải ảo hóa được các hệ thống thực tế với cơ sỡ dữ liệu lớn và các thuật toán rất mạnh mới mô phỏng chính xác giống thực tiễn để tương đương như đang làm thật.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Xung quanh chuyện đấu thầu dự án mô phỏng ngành học điện công nghiệp

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO