Nga chính thức rút khỏi Hội đồng châu Âu

Minh Tuấn (Tass, Reuters, CNN) 10/03/2022 20:10

Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này không còn tham gia vào Hội đồng châu Âu, vốn được thành lập để đối phó với những vi phạm nhân đạo thời Thế chiến II.

Hôm 10/3, Tass dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga, tuyên bố nước này sẽ không còn tham gia Hội đồng châu Âu. Cơ quan ngoại giao Nga thông tin, các nước thuộc NATO và Liên minh châu Âu đã phá vỡ chức năng của cơ quan châu Âu về duy trì nhân quyền, pháp quyền và dân chủ.

Các nước liên minh châu Âu đã và đang thảo luận về các biện pháp trừng phạt đối với Nga, đáp lại chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine. Hôm 7/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết đã nói chuyện cùng với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel về các lệnh trừng phạt.

Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bắt đầu vào ngày 24/2. Từ đó, các cuộc tấn công và giao tranh diễn ra khiến nhiều cơ sở hạ tầng quân sự Ukraine chịu thiệt hại nặng nề.

Phía Nga và Ukraine hiện tổ chức đàm phán 3 lần nhưng không có kết quả trong giải quyết xung đột, mà chỉ thiết lập được các hành lang nhân đạo.

Hôm 10/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba sẽ gặp nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc gặp cấp cao nhất kể từ khi căng thẳng ở Ukraine nổ ra.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hy vọng, cuộc gặp sẽ là "bước ngoặt quan trọng" hướng tới hòa bình và ổn định, đồng thời cho biết Ankara sẽ "tiếp tục nỗ lực vì một nền hòa bình lâu dài". Theo ông, các cuộc đàm phán được tổ chức sau "những nỗ lực ngoại giao tích cực" của Ankara và ông cũng sẽ có mặt trong cuộc đối thoại.

Nga gia nhập Hội đồng châu Âu năm 1996, song tới ngày 25/2/2022 - một ngày sau khi Nga tấn công Ukraine, quyền đại diện của Nga tại tổ chức này đã bị đình chỉ. Trước đó, Nga từng nhận quyết định tương tự vào năm 2001, sau cuộc chiến Chechnya và vào năm 2014 khi sáp nhập bán đảo Crimea.

Tư cách thành viên của Nga tại cơ quan này đã được khôi phục hoàn toàn vào năm 2019, dưới vai trò trung gian hòa giải của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Tuy nhiên, sự hiện diện của Nga tại Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) - cũng là một thực thể thuộc Hội đồng châu Âu - vẫn được bảo toàn. Theo đó, thẩm phán Nga vẫn là thành viên của ECHR và các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sẽ tiếp tục được tòa án này xem xét và quyết định.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Nga chính thức rút khỏi Hội đồng châu Âu

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO