Người săn tội phạm công nghệ cao

Theo tienphong.vn 03/03/2016 14:24

Đại úy Ngô Ngọc Trân (SN 1984), Phó trưởng Phòng 4, Cục An ninh mạng, Bộ Công an là gương điển hình trong học tập và chiến đấu phòng chống tội phạm công nghệ cao. Ngô Ngọc Trân là một trong những đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2015.

Người săn tội phạm công nghệ cao

Đại úy Ngô Ngọc Trân (trái) nhận hoa chúc mừng
trong Lễ trao tặng Huân chương chiến công.

Đam mê công nghệ thông tin

Ngọc Trân đam mê tin học từ thời học trung học cơ sở. Năm lớp 7, anh đă tham gia một số khóa học cơ bản về máy tính. Học xong THPT, Trân trúng tuyển Trường Đại học An ninh nhân dân (TP HCM), chuyên ngành An ninh điều tra.

Năm 2010, Trân được Ngành phân công, bố trí công tác trên lĩnh vực an ninh mạng - một lĩnh vực công tác đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị, nghiệp vụ, pháp luật và kiến thức, kỹ thuật về công nghệ thông tin.

Trân tham gia nhiều chuyên án trọng điểm, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, linh hoạt kiến thức nghiệp vụ và kỹ thuật tin học phát hiện nhiều thông tin, tài liệu, chứng cứ quan trọng. Anh tham gia bắt, khám xét, khai thác có hiệu quả các đối tượng sử dụng không gian mạng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm tốt yêu cầu chính trị, nghiệp vụ, pháp luật.

Năm 2012, dù còn trẻ với quân hàm Thượng úy, Trân được lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Cục An ninh mạng tin tưởng bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm 4 (nay là Phó trưởng Phòng 4, Cục An ninh mạng).

Ngọc Trân thẳng thắn nhìn nhận, an ninh mạng là một lĩnh vực công tác mới đối với ngành Công an. Hệ thống các cơ sở đào tạo, huấn luyện với lĩnh vực này hiện nay tại Việt Nam chỉ mới đáp ứng được một phần đối với những đòi hỏi của nhu cầu thực tiễn.

Bên cạnh những kiến thức chung, nền tảng về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ đã được trang bị từ các khóa đào tạo chính quy trong ngành bản thân anh cùng các đồng nghiệp phải trang bị, nâng cấp thêm nhiều kiến thức mới liên quan công nghệ thông tin và an ninh mạng như: tham gia các khóa đào tạo phù hợp ở nước ngoài thông qua cơ chế hợp tác quốc tế; các khóa đào tạo ngắn hạn trong nước; học từ các bè bạn đang làm việc trên lĩnh vực công nghệ thông tin và quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất chính là quá trình tự học.

“Kinh nghiệm bản thân cho thấy, chỉ có quátrình tự học, tự nghiên cứu, tự mày mò nâng cao kiến thức, kỹ năng đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn công tác mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao trong công tác bảo đảm an ninh mạng”, Trân nói.

Người săn tội phạm công nghệ cao - 1

Đại úy Ngô Ngọc Trân nhận Huân chương Chiến công.

Mặt trận mới gay go, quyết liệt

Trân chia sẻ, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, Internet trở nên thành một công cụ với nhiều tiện ích phục vụ tốt cho mọi mặt của đời sống xă hội. Hàng loạt các định chế kinh tế quan trọng như tài chính, chứng khoán, ngân hàng, thương mại điện tử vận hành trên nền tảng mạng Internet; chính phủ điện tử đã đi vào vận hành ở những bước sơ bộ với hệ thống các cổng thông tin chính thức của các cơ quan Nhà nước.

Một trong những loại tội phạm mạng có tính nguy hiểm cao đó là hành vi tấn công, phá hoại, phá hủy các hệ thống thông tin, cổng thông tin trọng yếu của Đảng, Nhà nước hoặc các hệ thống thông tin quan trọng khác về kinh tế, truyền thông; tấn công, xâm nhập, chiếm đoạt thông tin, tài liệu, nhất là những tài liệu thuộc bí mật nhà nước; tuyên truyền, tán phát các thông tin, tài liệu xấu, độc hại, chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng.

Những hành vi này gây ảnh hưởng đến bộ phận lớn quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh chính trị của đất nước. “Nhiệm vụ hàng ngày của mình cùng đông nghiệp là bảo đảm an ninh mạng, phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa kịp thời, không để các hành vi trên gây ra hậu quả xấu, nghiêm trọng cho xă hội, cho đất nước. Góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia”, Trân nói.

Theo Trân để các bạn trẻ phát huy nhiều hơn sức trẻ, cống hiến cho tổ quốc, bản thân mỗi người trẻ phải xây dựng được cho mình niềm đam mê cháy bỏng với công việc, với ngành nghề mà mình đă chọn. Bởi chỉ có ngọn lửa đam mê mới mang lại đủ sức mạnh để mỗi người chủ động phấn đấu, cống hiến với bầu nhiệt huyết tràn đầy.

“Theo mình người trẻ phải không ngại “lăn xả” vào thực tiễn công tác, không ngại khó, ngại khổ, không chùn bước trước các khó khăn, thử thách mà phải luôn tìm cách vượt qua. Qua những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác, chiến đấu, những kiến thức, kỹ năng công tác mới thực sự được “thử lửa”, được phát huy tác dụng. Thông qua thực tiễn công tác, các phẩm chất cá nhân đối với công việc mới được hun đúc, định hình, củng cố, thậm chí sáng tạo ra những cách làm mới mang lại những hiệu quả công tác cao”, Trân chia sẻ.

Chia sẻ về niềm vui khi được đề cử 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2015, Trân nói: “Tôi thấy rất vinh dự và tự hào, cùng với đó là trách nhiệm của mình đối với công việc, phải chủ động và cống hiến nhiều hơn nữa trong công việc. Và quan trọng nhất, phải cống hiến nhiều hơn nữa để xứng đáng với niềm tin yêu, kỳ vọng của nhân dân, đồng chí, đồng đội”.

Với những nỗ lực cố gắng của bản thân, Ngô Ngọc Trân được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Ba; Bộ trưởng Bộ Công an tặng thưởng Bằng khen; “Thanh niên Công an tiêu biểu năm 2011”; Giấy khen của lănh đạo Tổng cục An ninh, lănh đạo Cục An ninh mạng.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Người săn tội phạm công nghệ cao

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO