Những hồ nước nổi tiếng

Thế Tuấn     (Nguồn tham khảo:  National Geographic) 19/05/2017 13:20

Trên trái đất, những hồ nước ngọt trong vắt được ví như những viên ngọc quý giá. Xung quanh những hồ nước, các cộng đồng dân cư tổ chức cuộc sống một cách thuận lợi, trong đó có cả du lịch. Thế giới có nhiều hồ nước và rất nhiều hồ nổi tiếng.

Hồ Baikal.

1. Tại nước Cộng hòa Kazakhstan, Kaindy là hồ nước tuyệt vời nhất và cũng đặc biệt nhất. Hồ có diện tích gần 130km2, nơi sâu nhất tới 30 mét. Hồ Kaindy cách thành phố Almaty hơn 100 cây số, từ lâu đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Kazakhstan.

Hồ nằm trên độ cao 2.000 mét so với mực nước biển, được hình thành từ một vụ sạt lở đá vôi khổng lồ cách đây khoảng trên dưới 1 triệu năm.

Sở dĩ hồ Kaindy nôi tiếng là do trong lòng hồ có một khu rừng nổi trên mặt nước. Tai đây có rất nhiều cây vân sam thẳng tắp đứng giữa lòng hồ.

Những cây vân sam này được coi là mọc chổng ngược, trở thành rừng chìm độc đáo. Không biết những cây vân sam mọc ngược tại hồ Kaindy này từ bao giờ, nhưng theo một số nhà địa chất học thì rất có thể nó xuất hiện từ năm 1911, sau một trận động đất khá lớn.

Theo Dailymail, trận động đất đó đã gây ra một vụ lở đất chặn hẻm núi, tạo thành một con đập tự nhiên. Và rồi mưa trút xuống làm ngập thung lũng. Những cây vân sam mọc chổng ngược như thách thức mọi quy luật phát triển tự nhiên.

Phần cây phía dưới nước, lá của chúng vẫn phát triển bình thường nhưng phía trên thân cây trơ trọi như thể gốc cây đã bị cưa, chặt gọn ghẽ. Vì thế, nhìn qua gốc của chúng như chổng lên trời còn ngọn lại chìm sâu xuống nước.

Trông chúng giống như cột buồm của những con tàu ma vậy- Marine Corella, nghiên cứu viên về cây rừng ngập mặn nói. Cũng có thể ví chúng như những ngọn giáo nhọn hoắt của một đội quân bí ẩn đang ẩn nấp dưới lòng hồ, chờ thời điểm thích hợp để xuất hiện.

Marine cho biết, vào những ngày nắng, nước hồ Kaindy trong xanh có màu xanh huỳnh quang, óng ánh và rất trong, có thể nhìn sâu xuống tận đáy hồ. Nước hồ rất lạnh, ngay cả vào mùa hè, nhiệt độ nước hồ cũng không vượt quá 6 độ C. Mùa đông, mặt hồ Kaindy bị đóng băng, người dân quanh vùng phải đập tan băng để những cây vân sam có thể “hít thở”.

Nếu không có những cây vân sam chổng ngược có lẽ Kaindy cũng tương tự những hồ nước ngọt trên núi khác. Nhưng chỉ cần một đặc điểm ấy thôi cũng đủ làm hồ nổi tiếng- Marine nói và cho biết thêm, người dân trong vùng rất tự hào về chúng và nhiều người trong số họ có thu nhập khá trong vai trò hướng dẫn viên du lịch.

Vẻ đẹp của hồ Crater (Mỹ).

2. Hồ Baikal của nước Nga được cho là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Hồ Baikal, nằm ở phía nam Siberia. Đây là hồ nước ngọt “già” nhất thế giới, ra đời cách đây 25 - 30 triệu năm về trước từ một vết đứt gãy của vỏ trái đất. Nó rộng tới 32.000 km2, nơi sâu nhất hơn 1.640m. Như vậy, Baikal đã trở thành hồ nước ngọt sâu nhất và lớn nhất trên hành tinh.

Không chỉ là một hồ nước, nó còn có tới 336 nhánh, vừa cung cấp nước và cũng vừa là hệ thống tiêu thoát tự nhiên khi cần thiết. Người ta nói rằng, trong trường hợp tất cả nguồn nước ngọt khác trên trái đất cạn kiệt, thì riêng nước ở hồ Baikal đủ cho nhân loại dùng trong vòng 40 năm. Nước hồ Baikal cực trong, người ta có thể nhìn thấy những viên sỏi ở độ sâu 40 mét dưới đáy hồ.

Hồ Baikal là nới sinh sống của khoảng 2.500 loài động thực vật khác nhau. Một số loài động vật quý hiếm nổi tiếng, trong đó có loài cá Golomyanka độc đáo với thân trong suốt và không đẻ trứng mà đẻ ra cá con. Nhưng nổi tiếng hơn chính là loài hải cẩu có tên gọi Nerpa Baikal.

Chúng được cho là đã di chuyển tới đây từ Bắc Bắc Dương hơn 800.000 năm trước. Sau này, chúng trở thành biểu tượng của Baikal. Theo nhà nghiên cứu Marine Corella, do sự vĩ đại của mình mà hồ Baikal có rất nhiều truyền thuyết. Người ta tin rằng hồ được tạo nên do một vụ thiên thạch đâm vào trái đất và tạo ra một vết nứt lớn.

Người dân trong vùng tin rằng hồ có năng lực kì lạ nào đó không thể giải thích được, những ai tắm ở đây đều có thể kéo dài tuổi thọ. Thực tế thì người dân ven hồ Baikal rất ít khi bị bệnh tật, hầu như không có bệnh nan y.

Hải cẩu hồ Baikal.

Dù rằng dưới ánh sáng khoa học, nhiều bí ẩn của Baikal đã dần được sáng tỏ, nhưng vẫn còn đó những giả thuyết rất khó xóa. Ví dụ, người ta cho rằng một tài liệu cũ của hải quân Nga năm 1982 đã ghi lại về cuộc gặp gỡ giữa người ngoài hành tinh dưới đáy hồ với một số thợ lặn.

Những người thợ lặn đã vô tình chạm trán các “sinh vật hình người mặc đồ màu bạc” ở độ sâu 50m. Kết cục là 3 người trong số họ đã chết vì đuổi theo, 4 người khác bị thương nặng. Kể từ đó,người ta nói nhiều đến việc người ngoài hành tinh tới sống ở hồ này.

Ví dụ, năm 2009, người ta lại phát hiện ra ở hồ Baikal những vòng tròn kỳ lạ, đường kính lên tới 4,4km có thể nhìn thấy từ vệ tinh ngoài trái đất. Nhiều người cho rằng đó chính là cánh cửa đi vào địa ngục.

Tất nhiên theo cách nghĩ của chúng ta thì đó chỉ là những giai thoại không sở cứ, nhưng sự thực thì cho tới nay, câu trả lời vẫn còn nằm trong bóng tối- bà Marine nói.

3. Người ta còn ghi nhận những hồ nước sâu nhất thế giới. Trong đó có thể kể tới hồ Tanganyika thuộc về các nước Tanzania, Congo, Zambia, Burundi. Nơi sâu nhất của hồ tới 1.470 mét.

Cũng ở châu Phi, hồ Malawi nằm giữa các nước Malawi, Mozambique và Tanzania. Hồ lớn này được cho là nơi sinh sống của nhiều loài cá hơn bất cứ vùng nước ngọt nào trên trái đất, với trên 1.000 loài cá. Nơi rộng nhất của hồ lên tới 75 km còn độ sâu trung bình là 292 m, độ sâu tối đa 706 m.

Những cây vân sam kỳ lạ tại hồ Kaindy.

Tiếp đó là hồ Caspiran, thuộc về Nga, Iran, Turkmenistan, Kazakhstan, Azerbaijan, nơi sâu nhất là1.025 mét. Đáng chú ý, Caspiran có lưu vực khép kín và không hề có “mối liên hệ” nào với đại dương. Nó lấy nước chủ yếu từ con sông Volga (80% dòng chảy vào)- con sông lớn nhất châu Âu, và sông Ural nhưng lại không có dòng thoát ngoại trừ việc bốc hơi.

Sở dĩ hồ được gọi là biển vì nước hồ có vị mặn của muối. Nồng độ muối của nước hồ là khoảng 1,2%, xấp xỉ 1/3 nồng độ muối của nước biển.

Hồ O’Higgins - San Martin thuộc hai quốc gia Argentina và Chile, là hồ sâu nhất châu Mỹ; độ sâu 836 mét ở nơi sâu nhất. Hồ được cung cấp nước bởi sông Mayer cùng hai sông băng O’Higgins và Chico (thuộc phần phía nam của vùng băng giá Patagonic) và đổ vào Thái Bình Dương với tốc độ 510 m³/s qua sông Pascua, dung tích 8,400 km³.

Sông lớn nhất chảy vào hồ này là sông Ruhuhu. Hồ nước ngọt lớn này có một lối thoát ở cuối phía nam là sông Shire, một chi lưu chảy vào sông Zambezi rất lớn ở Mozambique.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Những hồ nước nổi tiếng

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO