Những tác hại không ngờ khi thức khuya

Lan Ngọc 01/06/2017 22:45

Thức khuya sẽ khiến cơ thể bạn bị suy nhược, mệt mỏi và còn kéo theo nhiều tác hại không ngờ cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ.

Thức đêm thường xuyên có thể khiến mắt bị nhức mỏi, giảm thị lực. Ảnh minh họa.

Gây hại mắt

Ban đêm là thời gian để mắt được nghỉ ngơi và điều tiết sau một ngày hoạt động liên tục. Tuy nhiên, thức khuya lại khiến mắt phải làm việc thêm, đồng thời trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên. Thức đêm thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề về mắt, nhức mỏi mắt, thâm quầng, giảm thị lực...

Nhức đầu

Mỗi khi bạn ngủ muộn, bạn sẽ có cảm giác choáng váng vào sáng hôm sau do bộ não đã bị chấn thương nhỏ. Thông thường bộ não được trang bị để đối phó với những cú sốc nhỏ như thức khuya, nhưng trong khoảng thời gian dài, nó sẽ dẫn đến tổn thương não, gây nhức, đau đầu. Thậm chí, điều này còn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, làm suy yếu khả năng phản xạ tự nhiên của cơ thể.

Bệnh tim mạch

Ngủ quá muộn vào ban đêm có thể làm đảo lộn nhịp sinh học, thậm chí gây mất ngủ. Khi bạn có ít thời gian để nghỉ ngơi, nó sẽ gây áp lực lên tim, dẫn đến ngừng tim và đột quỵ.

Bệnh tiểu đường

Ngủ muộn phá hỏng sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Điều đó khiến bạn không dung nạp được glucose bằng lượng insulin, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Gây béo phì

Thức khuya sẽ làm rối loạn hai loại hormone leptin (hormone no) và ghrelin (hormone đói), hai hormone chịu trách nhiệm về sự thèm ăn của cơ thể. Khi thức quá khuya, lượng leptin trong cơ thể giảm và ghrelin tăng lên, báo hiệu cho não rằng bạn đang đói, kết quả là tăng cân do ăn khuya mà không đốt cháy năng lượng.

Suy giảm hệ miễn dịch

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cơ thể thiếu ngủ, số lượng bạch huyết cầu giảm xuống và các protein cytokines gây viêm tăng lên, khiến bạn dễ cảm cúm và ốm vặt.

Không chỉ vậy, thức khuya còn khiến bạn dễ mắc bệnh về tim. Khoa học đã chứng minh protein CRP, một loại protein có vai trò quan trọng trong sự phát triển bệnh tim, tăng lên khi bạn ngủ dưới 6 tiếng.

Nguy cơ ung thư vú

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng phụ nữ tiếp xúc quá lâu với ánh đèn nhân tạo do thức khuya có nguy cơ ung thư vú cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do hormone melatonin giảm đi khi có ánh sáng. Làm ức chế hormone nữ estrogen, không có melatonin thì estrogen tăng lên, đồng nghĩa với các tế bào ở tuyến vú cũng tăng lên.

Lão hóa nhanh

Các nghiên cứu đã cho thấy những ai bị thiếu ngủ thường có da nhăn nheo, thiếu đàn hồi hơn những người ngủ đủ giấc. Thức quá khuya khiến da bạn phải bỏ qua quá trình lưu thông máu, bóc tách và tái chế các tế bào da và làm bạn gái già đi trông thấy.

Suy giảm trí nhớ

Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác. Thông thường một ngày cần 8 tiếng nghỉ ngơi giúp khôi phục hoạt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi.

Viêm nhiễm phụ khoa

Thức đêm nhiều làm cho nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, sức đề kháng giảm, dẫn đến môi trường trong âm đạo bị khô, hậu quả là dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.

Các loại bệnh viêm nhiễm dễ gặp là: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ. Khi mắc các loại bệnh này, nữ giới sẽ thấy khí hư ra nhiều, vùng kín bị ẩm ướt, khó chịu, sắc tố da kém, gây khó chịu trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.

Theo đồng hồ sinh học của cơ thể thì trạng thái ngủ:

- Từ 0-1h sáng khiến cơ thể được nghỉ ngơi thật sự, giúp tinh thần sảng khoái, dung nhan tươi tắn khi tỉnh dậy.

- Từ 1-5h sáng là lúc cơ thể tiết ra các chất tái sinh và nâng cao hệ miễn dịch.

Vậy nên, việc thức khuya sẽ rút ngắn hoặc thậm chí làm cơ thể bỏ qua giai đoạn này, lâu dần sẽ tích lũy độc tố gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ dù đang ở bất kỳ độ tuổi nào.

(0) Bình luận
Nổi bật
    Tin mới nhất
    Những tác hại không ngờ khi thức khuya

    POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO